(Baothanhhoa.vn) - Chiều 2-4, Tổng cục Thủy sản, Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa tổ chức đi kiểm tra thực tế và tiến hành lấy mẫu xác định nguyên nhân ngao chết ở huyện Hậu Lộc.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tiếp tục lấy mẫu, xác định nguyên nhân xảy ra tình trạng ngao chết ở huyện Hậu Lộc

Chiều 2-4, Tổng cục Thủy sản, Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa tổ chức đi kiểm tra thực tế và tiến hành lấy mẫu xác định nguyên nhân ngao chết ở huyện Hậu Lộc.

Tiếp tục lấy mẫu, xác định nguyên nhân xảy ra tình trạng ngao chết ở huyện Hậu Lộc

Đoàn công tác của Tổng cục Thủy sản, Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) kiểm tra tình hình thực tế ngao chết ở xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc.

Ngày 27- 3-2019, Trạm Thú y huyện Hậu Lộc báo cáo tại bãi nuôi ngao xã Hải Lộc (Hậu Lộc) đã xảy ra hiện tượng ngao bị chết, với diện tích khoảng 30/171 ha của 30 hộ nuôi, tỷ lệ chết 50% - 70%. Ngay sau khi nhận được thông tin, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Chi cục Thú y, phòng Nuôi trồng thủy sản cử cán bộ chuyên môn xuống kiểm tra thực địa, xác định nguyên nhân. Đồng thời, tiến hành thu 5 mẫu nước và 3 mẫu ngao gửi tới Chi cục Thú y vùng 3 để xét nghiệm bệnh và kiểm tra các chỉ tiêu môi trường nước.

Tiếp tục lấy mẫu, xác định nguyên nhân xảy ra tình trạng ngao chết ở huyện Hậu Lộc

Người dân xã Hải Lộc thu gom ngao chết, vệ sinh đầm nuôi.

Ngày 29-3-2019 của Chi cục Thú y vùng 3 trả lời, kết quả xét nghiệm cho thấy: 3 mẫu ngao đều âm tính với ký sinh trùng Perkinsus, các chỉ tiêu về định lượng Vibrio tổng số ở 8 mẫu nước và mẫu ngao đều trong ngưỡng giới hạn cho phép; phân tích chỉ tiêu thành phần vô cơ ở 5 mẫu nước đều không phát hiện các chỉ tiêu kim loại asen, chì và thủy ngân.

Tiếp tục lấy mẫu, xác định nguyên nhân xảy ra tình trạng ngao chết ở huyện Hậu Lộc

Nhưng bao ngao chết được người dân gom lại và xử lý.

Qua xác minh thực tế và kết quả phân tích trên, nguyên nhân được xác định: Ngao chết không phải do bệnh ký sinh trùng Perkinsus (P.marinus, P.olseni) thuộc Danh mục bệnh động vật thủy sản phải công bố dịch; không phải do vi khuẩn và các yêu tố kim loại nặng. Nguyên nhân chính gây ngao chết là do mật độ thả nuôi quá dày, không gian sinh sống của ngao bị hạn chế và phải cạnh tranh nguồn thức ăn, dẫn tới ảnh hưởng tới sức khỏe; khi môi trường không thuận lợi (thời điểm chuyển mùa) dẫn đến tình trạng ngao chết gây ô nhiễm môi trường cục bộ trong vùng ngao nuôi và “lây lan” khiến ngao khỏe bị chết theo.

Tiếp tục lấy mẫu, xác định nguyên nhân xảy ra tình trạng ngao chết ở huyện Hậu Lộc

Số lượng ngao chết trong những ngày vừa qua ở xã Hải Lộc là quá nhiều.

Tại vùng nuôi ngao của xã Hải Lộc, đoàn công tác đã đi kiểm tra tình hình thực tế và tiến hành lấy 20 mẫu ngao chết, 9 mẫu bùn đất và 9 mẫu nước để về xác định nguyên nhân dẫn đến ngao chết. Đoàn công tác sẽ có kết quả xét nghiệm trong thời gian sớm nhất.

Tiếp tục lấy mẫu, xác định nguyên nhân xảy ra tình trạng ngao chết ở huyện Hậu Lộc

Đoàn công tác tiến hành lấy mẫu để xác định rõ nguyên nhân ngao chết hàng loạt.

Lê Hợi – Ngọc Anh


Lê Hợi – Ngọc Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]