Được ví như bước phát triển tất yếu và phù hợp với xu thế mới khi nền kinh tế đang dần bão hòa, kinh tế số không những tạo dấu ấn trong đời sống của người dân Việt mà còn mang lại hiệu quả và giá trị lợi nhuận cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tiếp sức thương mại điện tử: Đầu tư cho cơ sở hạ tầng

Được ví như bước phát triển tất yếu và phù hợp với xu thế mới khi nền kinh tế đang dần bão hòa, kinh tế số không những tạo dấu ấn trong đời sống của người dân Việt mà còn mang lại hiệu quả và giá trị lợi nhuận cao.

Tiếp sức thương mại điện tử: Đầu tư cho cơ sở hạ tầng

Ảnh chỉ mang tính mính họa. (Nguồn: blog.paycorp.co.za)

Vì vậy, với một quốc gia có đến 53% dân số sử dụng internet và gần 50 triệu thuê bao sử dụng smartphone, thị trường thương mại điện tử Việt Nam được dự đoán rất tiềm năng và sẽ bùng nổ trong thời gian tới.

Tuy vậy, nhiều ý kiến vẫn cho rằng kinh tế số của Việt Nam mới chỉ tập trung vào khía cạnh liên lạc, giải trí và thông tin nên việc phát triển nền kinh tế số và công nghiệp thông minh là nhiệm vụ cấp thiết trong thời kỳ mới.

Tăng trưởng ngoạn mục

Thống kê từ Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) cho thấy trong năm 2018, tỷ lệ mua hàng qua Facebook đạt 70%, tăng nhẹ so với năm 2017. Trong số những người mua sắm qua mạng xã hội, 33% mua hàng qua cả Facebook và Zalo, 37% chỉ mua hàng qua Facebook.

Số người chỉ mua hàng qua Zalo khiêm tốn ở mức 2%. Ngay cả đối với những người mua hàng qua cả 2 mạng xã hội thì Facebook vẫn được dùng thường xuyên hơn (77% so với 5%).

Với sự thâm nhập cao của internet, các thiết bị di động và mạng xã hội, ngày càng có nhiều cá nhân tham gia vào thương mại điện tử. Trong số hơn 1.000 người được hỏi thì có tới 25% đã từng hoặc đang bán hàng trực tuyến.

Mặt hàng được các cá nhân bán phổ biến nhất là đồ thời trang ; (39%), mỹ phẩm (28%) và đồ ăn, thức uống (25%). Không ngạc nhiên khi Facebook là trang bán hàng trực tuyến được các cá nhân sử dụng nhiều nhất với 66%. Cũng trong top 3 là Shopee - 49% và Lazada - 26%.

Nhận định từ các chuyên gia cho thấy, nếu như năm 2015 doanh số giao dịch qua thương mại điện tử đạt 4,07 tỷ USD, năm 2016 đạt 5,1 tỷ USD thì đến năm 2017 đã lên tới 6,2 tỷ USD và dự kiến năm 2020 sẽ đạt 10 tỷ USD… là cơ hội rất lớn để Việt Nam phát triển kinh tế số.

Tại một nghiên cứu mới đây của Trung tâm kinh doanh toàn cầu của Đại học Tufts (Mỹ) cũng chỉ ra rằng: Việt Nam đang xếp hạng 48/60 quốc gia có tốc độ chuyển đổi kinh tế số nhanh trên thế giới; đồng thời xếp hạng 22 về tốc độ phát triển số hóa. Điều này chứng tỏ Việt Nam đang trong nền kinh tế số và lĩnh vực thương mại điện tử có triển vọng tiến xa hơn.

Không dừng lại ở đó, theo báo cáo của Liên hợp quốc về chỉ số Chính phủ điện tử 2018, từ năm 2014 đến nay Việt Nam đã tăng 11 bậc, xếp thứ 88 trong số 193 quốc gia và vùng lãnh thổ về xếp hạng chỉ số phát triển Chính phủ điện tử (EGDI).

Điều này chứng tỏ Việt Nam là một trong 10 quốc gia đã nhảy vọt từ chỉ số phát triển EGDI từ mức trung bình đến mức cao trong nhóm các nước khu vực ASEAN, xếp thứ 6 sau Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Brunei.

Ông Đặng Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, cùng với xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0, kinh tế số là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến đời sống, xã hội và cơ cấu của nền kinh tế.

Theo đó, thị trường thương mại điện tử cũng được mở rộng và đổi mới, các chuỗi cung ứng truyền thống với sự hỗ trợ của số hóa và công nghệ thông tin đã trở thành chuỗi cung ứng thông minh, đem lại hiệu quả cho nền kinh tế số nói chung cũng như thương mại nói riêng.

Chính vì vậy, cho dù là người tiêu dùng hay doanh nghiệp thì khách hàng đang ngày càng trở thành trung tâm của nền kinh tế số, tất cả đều nhằm mục đích cải thiện cách thức phục vụ khách hàng; trong đó chú trọng vào trải nghiệm của khách hàng.

Tuy nhiên, ông Đặng Hoàng Hải cũng thẳng thắn thừa nhận các hạ tầng cho kinh tế số, như hạ tầng thanh toán điện tử, hạ tầng phân phối điện tử, hạ tầng nhân lực thương mại điện tử và công nghệ thông tin, hạ tầng an toàn an ninh thông tin còn bộc lộ nhiều hạn chế.

Không những thế, một bộ phận lớn các doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm cả doanh nghiệp thương mại điện tử còn chưa ý thức được hoặc chưa quan tâm thích đáng đến sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ hiện đại.

Giành lại thị phần

Không cần ra khỏi nhà vẫn có thể khảo sát một căn hộ đang quan tâm là câu chuyện trong tầm tay với công nghệ thực tế ảo đang được một doanh nghiệp mạnh dạn phát triển. Giàu tiềm năng, sân chơi thương mại điện tử của Việt Nam đang ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư.

Theo các chuyên gia, doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều đang có cùng xuất phát điểm trong cuộc chơi công nghệ. Đây sẽ là công cụ quyết định trong cuộc chiến giành thị phần tại mảnh đất thương mại điện tử màu mỡ của Việt Nam trong thời gian tới.

Dù vẫn còn nhiều thách thức nhưng thương mại điện tử Việt Nam là một thị trường đầy hấp dẫn với quy mô dự đoán có thể đạt 10 tỷ USD vào năm 2020. Cùng với việc các dòng vốn ngoại tiếp tục đổ vào các doanh nghiệp thương mại điện tử trong nước, các chuyên gia dự báo thị trường sẽ tiếp tục có nhiều biến động và thay đổi lớn trong thời gian sắp tới.

Vì vậy, để tiếp cận với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế số trong cuộc cách mạng 4.0, các chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng cần sự đầu tư lớn về nguồn vốn, công nghệ và nhân lực. Hơn nữa, ngoài các công nghệ về thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo, blockchain (chuỗi khối) là một trong những xu hướng công nghệ đột phá, có khả năng ứng dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực được kỳ vọng trong thương mại điện tử.

Khảo sát mới đây của Công ty trách nhiệm hữu hạn CBRE Việt Nam đã mang lại tin vui cho các doanh nghiệp thương mại điện tử khi ghi nhận ý kiến khoảng 1.000 người tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đều cho rằng sẽ giảm tần suất mua sắm tại cửa hàng thực tế và sẽ mua sắm trực tuyến thông qua máy tính để bàn/máy tính xách tay hay điện thoại thông minh/máy tính bảng thường xuyên hơn trong tương lai.

Giới phân tích cũng đưa ra dự báo: Đến năm 2020, dự kiến tại Việt Nam có khoảng 30% dân số tham gia mua sắm online, đạt 350 USD/người. Theo đó, thương mại điện tử trên nền tảng di động và thương mại điện tử định vị sẽ tiếp tục là xu thế chủ đạo trên thế giới và chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ toàn cầu.

Để khai thác mảnh đất nhiều tiềm năng này, nhiều ý kiến cho rằng cần nhanh chóng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, bởi đây là mắt xích quan trọng giúp thương mại Việt Nam phát triển. Đặc biệt, thương mại điện tử tương tác (social commerce) có nhiều triển vọng sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong năm 2019 khi xu hướng này đang thu hút quan tâm của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nhanh hệ thống thương mại điện tử, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho rằng, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển đồng bộ và hoàn thiện hệ thống thanh toán thương mại điện tử quốc gia, cần một hệ thống thể chế thuận lợi và đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng để tạo ra được hạ tầng kỹ thuật cho nền kinh tế số.

Bên cạnh những hỗ trợ từ phía cơ quan Nhà nước, theo Thứ trưởng Cao Quốc Hưng, doanh nghiệp phải tối ưu hóa mô hình kinh doanh và tập trung phát triển kỹ năng mới nhằm sử dụng hiệu quả chuỗi cung ứng thông minh cũng như có giải pháp để quản lý tài sản trí tuệ khi thương mại điện tử phát triển nhanh và mạnh trong thời kỳ mới.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]