(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản được các sở, ngành có liên quan của tỉnh và các địa phương quan tâm thực hiện, song việc khai thác hải sản bằng các nghề cấm vẫn còn diễn ra ở nhiều địa phương trong tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tích cực bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản

Tích cực bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản

Hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị tổ chức thả cá giống xuống lưu vực sông Mã.

Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản được các sở, ngành có liên quan của tỉnh và các địa phương quan tâm thực hiện, song việc khai thác hải sản bằng các nghề cấm vẫn còn diễn ra ở nhiều địa phương trong tỉnh.

Do những hoạt động khai thác không hợp lý, cùng với tình trạng ô nhiễm môi trường... nên nguồn lợi thủy sản ở vùng biển ven bờ và khu vực nội đồng đang bị suy giảm. Theo thống kê của Chi cục Thủy sản tỉnh, những năm qua, nhiều loài thủy sản bị suy giảm tới 80 - 90%, thậm chí sắp bị tuyệt chủng, như: Cá trê vàng, cá ngát, ốc nhồi, ếch đồng, tôm càng... Nhiều loài cá có tên trong sách đỏ Việt Nam, như: Cá Mòi cờ hoa và cá Mòi cờ chấm... sống ở khu vực vùng cửa biển Lạch Hới, nơi tiếp giáp giữa huyện Hoằng Hóa và TP Sầm Sơn, trước đây, xuất hiện rất nhiều vào tháng 4 hàng năm khi chúng di cư từ biển vào sông để sinh sản. Tuy nhiên, những năm gần đây, các loài cá này rất ít xuất hiện, hiếm gặp. Tình trạng cạn kiệt nguồn lợi thủy sản như hiện nay là do việc khai thác quá mức và sử dụng các phương pháp khai thác hủy diệt, như: Xung kích điện, các loại lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định, lưới bát quái... Ngoài ra, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp, chất thải từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề còn cao đã ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. Bên cạnh những lý do khách quan, một bộ phận ngư dân chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản... dẫn đến sản lượng khai thác, đánh bắt không ổn định và giảm dần qua nhiều năm liền. Để chung tay bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hàng năm Chi cục Thủy sản tỉnh đã phối hợp với các tổ chức, địa phương trong tỉnh tiến hành thả cá, tôm giống bổ sung xuống lưu vực sông, hồ, khu vực ven biển nhằm từng bước khôi phục nguồn lợi thủy sản tự nhiên dần cạn kiệt. Trong năm 2019, trên địa bàn tỉnh đã tổ chức thả 4.480 kg các loại cá truyền thống; 3.000 con cá chiên, cá lăng; 20 kg tôm sú giống; 3.000 con cua xanh xuống lưu vực sông, hồ và khu vực ven biển. Bên cạnh những hoạt động nhằm duy trì, tái tạo, các sở, ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương cũng tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và vận động ngư dân có những hành động thiết thực trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tuyên truyền bằng nhiều hình thức, như: Thông qua hệ thống loa truyền thanh của các xã, phường ven biển; in phát hàng nghìn tờ rơi có nội dung tuyên truyền về các quy định của Chính phủ trong việc khai thác thủy, hải sản... Đồng thời, tổ chức cho các chủ tàu, các hộ khai thác thủy, hải sản ký cam kết không vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, không sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác. Trong năm 2019, Chi cục Thủy sản, Công an tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã tuần tra, kiểm soát 3.758 lượt tàu cá, trong đó, nhắc nhở 1.322 tàu cá và xử phạt 205 tàu cá vi phạm khai thác thủy, hải sản. Ông Lê Bá Lực, Trưởng Phòng Quản lý khai thác nghề cá, Chi cục Thủy sản, cho biết: Ngoài công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho ngư dân trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, công tác tuần tra, kiểm soát các hoạt động khai thác trên biển và vùng cửa sông cũng được đơn vị phối hợp với các lực lượng có liên quan thực hiện thường xuyên, nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Những lỗi vi phạm thường gặp của các chủ tàu chủ yếu là sử dụng xung kích điện trong khai thác thủy, hải sản, kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định, hoạt động sai vùng quy định...

Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hiện các địa phương ven biển đang tích cực thực hiện giảm dần tàu công suất dưới 20 CV và không cho đóng mới loại phương tiện này. Đồng thời, tổ chức duy trì hoạt động và nâng cao chất lượng mô hình tổ đồng quản lý nghề cá ven biển. Tổ chức tập huấn kiến thức, pháp luật cho ngư dân trong công tác bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Tiếp tục nâng cao năng lực khai thác thủy sản, đổi mới tổ chức sản xuất trên biển, phát triển và nâng cao hiệu quả đánh bắt xa bờ, từng bước giảm phương tiện khai thác ven bờ. Siết chặt quản lý và nghiêm cấm các hành vi sử dụng lưới có mắt lưới nhỏ hơn quy định, xung điện, hóa chất độc hại để đánh bắt thủy, hải sản, không đánh bắt vào vùng cấm khai thác, góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản hiệu quả và bền vững.

Lê Hợi


Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]