(Baothanhhoa.vn) - Sáng 12 – 6, đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì hội nghị Thường trực UBND tỉnh, nghe và cho ý kiến vào đề án bảo trì đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2020; các giải pháp tăng cường công tác quản lý đối với dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thường trực UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào đề án bảo trì đường huyện, đường xã và dự án phát triển đô thị, nhà ở

Sáng 12 – 6, đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì hội nghị Thường trực UBND tỉnh, nghe và cho ý kiến vào đề án bảo trì đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2020; các giải pháp tăng cường công tác quản lý đối với dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Dự hội nghị có đồng chí Lê Anh Tuấn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành có liên quan của tỉnh; UBND các thị xã, thành phố và Văn phòng UBND tỉnh.

Theo báo cáo của Sở Giao thông – Vận tải (GTVT), hiện nay, hệ thống đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh có quy mô thấp, chủ yếu là đường cấp V, cấp VI và thấp hơn. Hệ thống công trình cầu, cống, tràn, mương rãnh thoát nước đường huyện về cơ bản được đầu tư xây dựng khá đồng bộ; nhưng đường xã còn nhiều công trình tạm, không ổn định để khai thác lâu dài. Hệ thống đường huyện, đường xã sau khi được đầu tư xây dựng, bàn giao cho UBND cấp huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là cấp huyện) và UBND các xã quản lý, công việc bảo trì chưa được coi trọng đúng mức...

Đại diện lãnh đạo Sở Giao thông – Vận tải, trình bày báo cáo đề án bảo trì đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh.

Đối với các tuyến đường huyện, giao cho UBND cấp huyện là chủ quản lý, sử dụng và chịu trách nhiệm về việc bảo trì. Đối với các tuyến đường xã, giao UBND xã là chủ quản lý, sử dụng và chịu trách nhiệm về việc bảo trì. UBND cấp huyện, xã phân công cho cán bộ phòng chuyên môn trực tiếp theo dõi, tổ chức thực hiện công việc bảo trì hàng năm. Hệ thống đường huyện, kinh phí bảo trì được bố trí từ ngân sách huyện, các nguồn vốn lồng ghép, nguồn vốn huy động hợp pháp khác; nguồn từ quỹ bảo trì đường bộ (nếu có), nguồn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh. Hệ thống đường xã, kinh phí bảo trì được bố trí từ ngân sách xã, các nguồn lồng ghép, nguồn huy động hợp pháp khác, nguồn từ quỹ bảo trì đường bộ (nếu có); nguồn hỗ trợ từ ngân sách huyện, ngân sách tỉnh. Kinh phí bảo trì, đối với đường huyện đã cứng hóa, sửa chữa thường xuyên 20 triệu đồng/km/năm, sửa chữa định kỳ 25 triệu đồng/km/năm; trong đó, cấp huyện tự cân đối ngân sách 67%, ngân sách tỉnh hỗ trợ 33%. Đối với đường xã, sửa chữa thường xuyên 10 triệu đồng/km/năm, sửa chữa định kỳ 12,5 triệu đồng/km/năm; trong đó, xã tự cân đối ngân sách 56%, huyện hỗ trợ 22%, ngân sách tỉnh hỗ trợ 22%... Kế hoạch chi hàng năm do các huyện, xã lập, phê duyệt, điều chỉnh, tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì từ nguồn ngân sách huyện, xã. Việc thanh, quyết toán, UBND huyện, xã giao cho các phòng, bộ phận chuyên môn tham mưu thanh, quyết toán theo các quy định về quản lý tài chính hiện hành và tự chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Đối với nguồn kinh phí tỉnh hỗ trợ hàng năm theo km đường huyện, đường xã đã cứng hóa, UBND các huyện, xã tổ chức thực hiện bảo trì theo đúng đối tượng, nội dung và báo cáo về Sở GTVT, Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Sở GTVT, Sở Tài chính có kế hoạch kiểm tra việc sử dụng kinh phí bảo trì đường huyện, đường xã của các huyện, xã bảo đảm theo đúng các quy định hiện hành.

Phát biểu kết luận nội dung này, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng thống nhất nội dung đề án bảo trì đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 – 2020. Đồng thời, trên cơ sở các ý kiến của các đại biểu, đồng chí giao Sở GTVT chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan của tỉnh bổ sung, hoàn chỉnh đề án, trình Thường trực UBND tỉnh phê duyệt.

Đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng trình bày báo cáo các giải pháp tăng cường công tác quản lý đối với dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh.

Để các dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở được thực hiện đúng theo quy định, Sở Xây dựng đề nghị UBND tỉnh giao UBND cấp huyện rà soát tổng thể trên địa bàn tất cả các dự án đang triển khai có công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội mà chủ đầu tư phải bàn giao lại cho chính quyền địa phương, gửi Sở Xây dựng tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh. Đối với công trình đã qua sử dụng, trước khi chuyển giao, tiến hành đánh giá chất lượng, giá trị và hoàn thành các công tác bảo trì cần thiết thì mới nhận chuyển giao. Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, giám sát và nghiệm thu hạng mục hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội với những dự án trong Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Về việc xác định chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho chủ đầu tư, xác định tiền sử dụng đất nộp ngân sách Nhà nước, Sở Xây dựng đề nghị UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp các đơn vị có liên quan xem xét kỹ cơ sở pháp lý xác định chi phí này và vai trò của cơ quan Nhà nước trong việc quyết toán giá trị công trình trên để bảo đảm việc khấu trừ cho chủ đầu tư được bảo đảm đúng, đủ và theo quy định của pháp luật. Việc xây dựng nhà ở của chủ đầu tư và các hộ dân, UBND tỉnh yêu cầu các ngành, UBND cấp huyện không thực hiện nội dung xây móng nhà là được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Việc xây dựng nhà ở của các hộ dân tại những vị trí được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất, do người dân tự xây dựng nhà ở. Đối với những dự án chưa chuyển giao quản lý hành chính, chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý việc xây dựng của các hộ dân, đơn vị được giao tham gia quản lý chất lượng và nghiệm thu công trình trong suốt quá trình xây dựng và có trách nhiệm theo dõi, báo cáo cấp có thẩm quyền nếu có vi phạm. Đối với những dự án đã chuyển giao quản lý hành chính cho chính quyền, các hộ dân trước khi xây dựng phải có giấy phép xây dựng, chính quyền địa phương khi cấp phép phải cấp theo đúng quy hoạch, thiết kế đô thị đã được phê duyệt và có trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng.

Đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, phát biểu tại hội nghị.

Sau ý kiến của các đại biểu, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng, phát biểu nhấn mạnh: Trong quá trình phát triển đô thị còn nhiều vấn đề cần phải chấn chỉnh, nhất là việc quản lý đô thị, quản lý nhà ở. Chủ tịch UBND tỉnh giao cho Sở Xây dựng tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành chỉ thị về quản lý đô thị, quản lý nhà ở trên địa bàn tỉnh. Trong đó, chú trọng việc giám sát, quản lý chất lượng, thanh, quyết toán công trình xây dựng phải bảo đảm đồng bộ, nghiệm thu đưa vào khai thác, sử dụng. Sở Xây dựng tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy sửa đổi Văn bản số 19 – KL/TU, ngày 29 – 3 – 2012 kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về một số dự án phát triển nhà ở, dự án khu đô thị mới. Đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quy định quản lý các dự án hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, dự án PPP (đầu tư theo hình thức công - tư), các dự án khác; đồng thời, xây dựng cơ chế quản lý đất đai, nhất là đất xây dựng các công trình công cộng, các công trình hỗn hợp...; quản lý quy hoạch kiến trúc. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng giao cho Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan của tỉnh, nghiên cứu kỹ và tham gia cụ thể vào các giải pháp tăng cường công tác quản lý đối với dự án phát triển đô thị, dự án phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh, trước khi trình Thường trực UBND tỉnh.


Tin, ảnh: Xuân Hùng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]