(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, các sở, ngành, đơn vị có liên quan của tỉnh, các địa phương luôn quan tâm huy động các nguồn lực cho việc đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống điện trên địa bàn theo quy hoạch nhằm góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh và phục vụ có hiệu quả nhu cầu sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, việc thực hiện quy hoạch phát triển điện lực trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫn đang gặp nhiều khó khăn cần sớm được quan tâm tháo gỡ; trong đó, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do thiếu vốn cho việc đầu tư phát triển hệ thống điện.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thực hiện quy hoạch phát triển điện lực trên địa bàn tỉnh

Thời gian qua, các sở, ngành, đơn vị có liên quan của tỉnh, các địa phương luôn quan tâm huy động các nguồn lực cho việc đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống điện trên địa bàn theo quy hoạch nhằm góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh và phục vụ có hiệu quả nhu cầu sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, việc thực hiện quy hoạch phát triển điện lực trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫn đang gặp nhiều khó khăn cần sớm được quan tâm tháo gỡ; trong đó, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do thiếu vốn cho việc đầu tư phát triển hệ thống điện.

Thực hiện quy hoạch phát triển điện lực trên địa bàn tỉnh

Hệ thống điện xã Đông Tiến (Đông Sơn).

Theo báo cáo của Sở Công Thương, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 27/27 huyện, thị xã, thành phố, 100% xã, phường, thị trấn đã có lưới điện quốc gia; tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99,58%. Hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh được cấp điện từ 391,6 km đường dây 220kV, 4 trạm biến áp (TBA) 220kV với tổng công suất 1.625 MVA; 669,74km đường dây 110kV, 25 TBA 110kV với tổng công suất 1.899,3 MVA (trong đó có 8 TBA chuyên dùng với tổng công suất 711,3 MVA); 41 TBA trung gian với tổng công suất 303 MVA; 6.486,02 km đường dây trung áp và 7.313 TBA phân phối với tổng công suất 2.167 MVA; 12.890,1 km đường dây hạ áp. Trên địa bàn tỉnh có 15 dự án nguồn điện đi vào hoạt động, với tổng công suất 1.275,1 MW, đó là: 10 nhà máy thủy điện tổng công suất 597,4MW; 1 nhà máy nhiệt điện công suất 600MW, 1 nhà máy điện mặt trời công suất 30MW, 3 nhà máy điện sinh khối với tổng công suất 47,7 MW... và một số dự án đang đầu tư xây dựng, đề xuất Bộ Công Thương bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực.

Theo Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2035 đã được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 1477/QĐ-BCT ngày 26–4-2017, khối lượng phải đầu tư lưới điện đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh, như: Đầu tư mới 2 TBA 220kV với tổng công suất 750 MVA; cải tạo, mở rộng, nâng công suất 1 TBA 220kV với công suất 250MVA. Đầu tư mới 7 đường dây 220kV với tổng chiều dài 44,7km; cải tạo, nâng khả năng truyền tải 2 đường dây 220kV, với tổng chiều dài 122 km. Đầu tư mới 28 TBA 110kV với tổng công suất 1.741 MVA; nâng công suất 9 TBA với tổng công suất là 348 MVA; 35 đường dây 110kV với tổng chiều dài 249,3km; cải tạo, nâng khả năng truyền tải 14 đường dây 110kV với tổng chiều dài 194,4 km. Đến nay, Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia và Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc đã đầu tư hoàn thành 1 TBA 220kV Nông Cống với công suất 250MVA; cải tạo, mở rộng nâng công suất 1 TBA 220kV Nghi Sơn với công suất 250MVA. Đầu tư mới 3 đường dây 220kV với tổng chiều dài 18,2km/44,7km; cải tạo, nâng khả năng truyền tải 1 đường dây 220kV với tổng chiều dài 62km/122km. Đầu tư mới 8 TBA 110kV (trong đó có 5 TBA chuyên dùng) với tổng công suất 517MVA/1.741 MVA; nâng công suất 8 TBA với tổng công suất là 333MVA. Đầu tư mới 11/35 đường dây 110kV với tổng chiều dài 47,8km/249,3km; cải tạo, nâng khả năng truyền tải 1 đường dây 110kV với tổng chiều dài 25km/194,4 km. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều công trình chậm triển khai đầu tư theo quy hoạch; đó là 1 TBA 220kV Khu Kinh tế Nghi Sơn với công suất 250 MVA; 20 TBA 110 kV với tổng công suất 1.209MVA/1.741 MVA (trong đó có 2 TBA 110kV là Cẩm Thủy, Tĩnh Gia 2 đang triển khai đầu tư xây dựng và chuẩn bị đóng điện; 5 TBA 110kV là Nga Sơn, Thiệu Hóa, Sầm Sơn 2, Bãi Trành, Thạch Thành đang triển khai thủ tục chuẩn bị đầu tư xây dựng; 13 TBA 110 kV chưa triển khai đầu tư (trong đó 5 TBA chuyên dùng). 26 đường dây 110 kV với tổng chiều dài 78/325,3km; 13 đường dây 110 kV cải tạo (trong đó có 8 đường dây 110 kV với tổng chiều dài 103 km đang triển khai đầu tư), nâng công suất truyền tải với tổng chiều dài 169,4/194,4 km.

Cũng theo báo cáo của Sở Công Thương, thực tế trên địa bàn tỉnh hiện nay, việc đầu tư mới đường dây 110 kV, các TBA 110 kV và cải tạo nâng công suất truyền tải tuyến đường dây 110 kV, lưới điện trung, hạ áp theo quy hoạch phát triển điện lực là rất chậm. Do nhu cầu phát triển của kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh tăng nhanh, nhu cầu cho sử dụng điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân tăng cao, trung bình khoảng 17-18%, hạ tầng lưới điện một số nơi vận hành đầy tải và quá tải... Thực tế cho thấy, nếu không sớm đẩy nhanh tiến độ đầu tư đưa các TBA và đường dây 110 kV, lưới điện trung áp vào vận hành sẽ không đáp ứng được nhu cầu phát triển phụ tải, nâng cao độ ổn định cung cấp điện trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn tới.

TP Thanh Hóa là địa phương hàng năm sản lượng điện tiêu thụ lớn và năm sau tăng cao hơn nhiều so với năm trước. Điện năng tiêu thụ năm 2016 hơn 404,9 triệu kwh, 9 tháng năm 2019 tăng lên hơn 453,8 triệu kwh. Được sự quan tâm của Công ty Điện lực Thanh Hóa, những năm qua, lưới điện trên địa bàn TP Thanh Hóa đã được đầu tư cải tạo, xây dựng mới, thay thế các tuyến đường dây trung áp kém chất lượng; xây dựng tuyến đường dây trung áp, TBA và đường dây hạ thế mới. Việc đầu tư xây dựng đã góp phần chống quá tải, nâng cao khả năng truyền tải cho lưới điện, bảo đảm cung cấp điện ổn định. Tuy nhiên, đồng chí Hoàng Hải, Giám đốc Điện lực TP Thanh Hóa, cho biết: Mặt bằng xây dựng tuyến đường dây, TBA trong khu vực nội thành khó khăn do thiếu quỹ đất và thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng. Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển các công trình kết cấu hạ tầng chồng chéo nên khó khăn trong công tác thỏa thuận hướng tuyến, cấp phép xây dựng... công trình điện. Một số mặt bằng đã quy hoạch nhưng việc đầu tư phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật thiếu đồng bộ làm ảnh hưởng đến việc cấp điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư. Ngoài ra, tốc độ đô thị hóa của TP Thanh Hóa nhanh, một số khu vực nhân dân đầu tư xây dựng nhà ở cao tầng, trồng cây vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp, đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình vận hành cung cấp điện.

Đại diện lãnh đạo Sở Công Thương, cho biết: Để tạo điều kiện thuận lợi triển khai thực hiện các mục tiêu theo quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2035 đã được Bộ Công Thương phê duyệt, Sở Công Thương đã kiến nghị, đề xuất Bộ Công Thương, ban chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực sớm thẩm định phê duyệt hoặc trình Chính phủ phê duyệt bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Thanh Hóa đường dây và TBA 110kV, như: Nhà máy Xi măng Long Sơn 2 (2x31,5MVA), trạm nghiền Nhà máy Xi măng Long Sơn (2x25MVA); các dự án điện mặt trời: Yên Định mở rộng (42MWp), Cẩm Thủy (48MW), Đồng Thịnh - Ngọc Lặc (44MV)... Đồng thời, chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư các dự án đường dây 110kV, TBA 110kV, lưới điện trung hạ áp vào vận hành theo quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Thanh Hóa đã được phê duyệt (trong đó, ưu tiên đẩy nhanh tiến độ đầu tư các TBA Bãi Trành, Nga Sơn, Sầm Sơn 2, Thạch Thành, Thiệu Hóa; cải tạo nâng cao khả năng truyền tải các đường dây 110kV Ba Chè - Núi I, Ba Chè – TP Thanh Hóa, Núi I - TP Thanh Hóa, Ba Chè - Thọ Xuân và TP Thanh Hóa - Sầm Sơn, Quảng Xương - Sầm Sơn... và hệ thống lưới điện phân phối, lưới điện hạ thế).

Bài và ảnh: Xuân Cường


Bài Và Ảnh: Xuân Cường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]