(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) đã xây dựng được mạng lưới tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) đến 100% các bản, thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thực hiện hiệu quả công tác ủy thác cho vay tín dụng chính sách

Thực hiện hiệu quả công tác ủy thác cho vay tín dụng chính sách

Được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều hộ dân xã Cẩm Phong (Cẩm Thủy) xây dựng được công trình nước sạch bảo đảm.

Thực hiện cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) đã xây dựng được mạng lưới tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) đến 100% các bản, thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh.

Qua đó, đã tập hợp được hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn ưu đãi đầu tư phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống. Cùng với mạng lưới hoạt động, điểm giao dịch cố định tại các xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh, đã tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận được các dịch vụ NHCSXH, thủ tục vay vốn đơn giản, vốn tín dụng chính sách được giải ngân đến tận tay người nghèo tại các điểm giao dịch xã, có sự giám sát của các hội, đoàn thể, chính quyền địa phương từ đó giúp việc chuyển tải nguồn vốn chính sách đến nhanh, đến đúng đối tượng thụ hưởng, nhất là ưu tiên vốn cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

15 năm gắn bó với công việc của tổ trưởng tổ TK&VV thông qua ủy thác của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ngư Lộc (Hậu Lộc), bà Nguyễn Thị Định ở thôn Thắng Phúc, trực tiếp tuyên truyền chính sách ưu đãi của NHCSXH, giúp các hộ sử dụng hiệu quả nguồn vốn được vay và giúp ngân hàng quản lý tốt nguồn vốn tín dụng chính sách. Hiện tổ TK&VV do bà làm tổ trưởng có 39 thành viên, số dư nợ hơn 1,5 tỷ đồng. Từ nguồn vốn chính sách, các hộ thành viên đã đầu tư chăn nuôi, phát triển sản xuất, kinh doanh, ổn định cuộc sống và tăng thu nhập gia đình. Hàng tháng các hộ vay vốn trong tổ trả nợ, lãi đầy đủ, đúng hạn, nhiều năm liền tổ không có tổ viên nào để nợ quá hạn hay chậm nộp tiền lãi vay của ngân hàng. Bà Định chia sẻ: Để tổ TK&VV hoạt động hiệu quả, phải luôn nắm vững thủ tục quản lý nguồn vốn chính sách, qua đó hướng dẫn các thành viên trong tổ được vay vốn của NHCSXH thuận tiện và sử dụng đồng vốn vay đúng mục đích, đạt hiệu quả kinh tế. Mỗi năm tổ giúp 3 hộ vươn lên thoát nghèo.

Ông Lê Hữu Quyền, Giám đốc NHCSXH Thanh Hóa, cho biết: Thông qua ủy thác của 4 tổ chức chính trị - xã hội, gồm hội liên hiệp phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh và đoàn thanh niên, hoạt động của các tổ TK&VV đã tác động tích cực đến nhận thức của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, giúp họ vươn lên, tạo được tính cộng đồng, có sự tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong tổ. Đồng thời, các tổ TK&VV còn là kênh dẫn vốn trực tiếp, hiệu quả đến tận cơ sở, giúp NHCSXH chuyển tải nguồn vốn ưu đãi đến đúng đối tượng thụ hưởng và thực hiện một số công việc được NHCSXH ủy nhiệm, như: Họp bình xét cho vay; giám sát việc sử dụng vốn vay; theo dõi, đôn đốc người vay trả nợ khi đến hạn; tuyên truyền, vận động tổ viên tham gia gửi tiền tiết kiệm, nhằm tạo thói quen tiết kiệm tích lũy trả dần nợ gốc; thực hiện thu lãi, thu tiết kiệm theo định kỳ hàng tháng; phối hợp xử lý nợ tồn đọng, nợ rủi ro... hiệu quả.

Tính đến ngày 15-1-2019 trên địa bàn tỉnh có 7.726 tổ TK&VV từ NHCSXH đang hoạt động. Chi nhánh NHCSXH có tổng dư nợ đạt 8.665 tỷ đồng, trong đó dư nợ ủy thác qua 4 hội đoàn thể đạt 8.607,3 tỷ đồng, chiếm 99,3% tổng dư nợ. Theo đó, hội nông dân quản lý 2.816 TK&VV, dư nợ đạt hơn 2.991 tỷ đồng; hội liên hiệp phụ nữ quản lý 3.092 tổ TK&VV, số dư nợ hơn 3.570 tỷ đồng; Hội Cựu chiến binh quản lý 1.117 tổ TK&VV, số dư nợ gần 1.187 tỷ đồng; đoàn thanh niên quản lý 701 tổ TK&VV, số dư nợ 860 tỷ đồng; có 96,2% số tổ TK&VV được xếp loại tốt; 3,4% xếp loại khá.

Việc các tổ TK&VV hoạt động hiệu quả thông qua ủy thác của 4 tổ chức chính trị - xã hội đã góp phần giải ngân kịp thời các chương trình tín dụng chính sách. Qua đó, đã hỗ trợ vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh cho hàng trăm nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Năm 2018, vốn tín dụng chính sách giúp 42,4 nghìn hộ nghèo, hộ vừa mới thoát nghèo, hộ cận nghèo được vay vốn ưu đãi đầu tư sản xuất, kinh doanh hiệu quả; gần 12 nghìn lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; xây dựng và sửa chữa 52 nghìn công trình nước sạch, vệ sinh; xây dựng và sửa chữa 1.683 căn nhà ở cho hộ nghèo; cho vay hỗ trợ tạo việc làm mới cho hơn 3 nghìn lao động...; góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực và bảo đảm an sinh xã hội, ổn định an ninh - chính trị, xây dựng nông thôn mới trong toàn tỉnh.

Phát huy kết quả đạt được, để hoạt động của các tổ TK&VV ngày càng đi vào nền nếp, đóng góp hiệu quả hơn cho hoạt động tín dụng chính sách, thời gian tới NHCSXH Thanh Hóa tiếp tục chỉ đạo phòng giao dịch các huyện phối hợp ban đại diện - hội đồng quản trị các cấp và các hội, đoàn thể nhận ủy thác phát huy vai trò tham mưu, đồng thời thường xuyên tổ chức kiểm tra để củng cố, kiện toàn kịp thời đối với các tổ TK&VV hoạt động không hiệu quả. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tạo điều kiện cho các hộ vay vốn biết cách làm ăn, thực hiện việc trả nợ đúng kỳ hạn. Tăng cường tuyên truyền người dân thực hiện tiết kiệm, tổ chức sản xuất hiệu quả tích lũy vốn để tái đầu tư sản xuất, góp phần nâng cao đời sống cho người dân và hạn chế việc cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ hội, tổ trưởng tổ TK&VV để nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc nhận ủy thác, thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động tín dụng chính sách.

Khánh Phương


Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]