(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh liên tục xảy ra tình trạng một số loại nông sản, sản xuất ra nhưng không tiêu thụ được hoặc rớt giá. Đây là hậu quả của nền sản xuất manh mún, không tập trung, thiếu sự liên kết trong sản xuất, bao tiêu sản phẩm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thực hiện các giải pháp tiêu thụ các sản phẩm nông sản

Thực hiện các giải pháp tiêu thụ các sản phẩm nông sản

Người dân xã Hà Long (Hà Trung) trồng dứa gai niên vụ 2018-2019. Ảnh: Lê Hợi

Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh liên tục xảy ra tình trạng một số loại nông sản, sản xuất ra nhưng không tiêu thụ được hoặc rớt giá. Đây là hậu quả của nền sản xuất manh mún, không tập trung, thiếu sự liên kết trong sản xuất, bao tiêu sản phẩm.

Xin được nhắc lại một số bài học trong liên kết sản xuất nông nghiệp: Cuối năm 2017 đầu năm 2018, Công ty CP Đầu tư phát triển nông nghiệp Quốc tế An Việt (Hà Nội) đầu tư, liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với nông dân ở một xã của hai huyện Hoằng Hóa và Tĩnh Gia, trồng 428 ha khoai tây Marabel và Atlantic, sản lượng ước đạt 4.900 tấn với mức giá ký hợp đồng thu mua ban đầu là 6.500 đồng/kg. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thị trường, giá khoai tây xuống, công ty điều chỉnh giảm giá xuống còn 4.500 – 4.700 đồng/kg khoai tây loại I; 4.000 đồng/kg khoai tây loại II và 2.000 đồng/kg khoai tây loại III, giảm xuống gần một nửa giá so với cùng kỳ vụ trước, khiến nông dân lao đao.

Theo kế hoạch trên địa bàn tỉnh chỉ ổn định và phát triển từ 1.992 ha đến 2.100 ha diện tích dứa. Tuy nhiên, do giá dứa lên cao (8.000 - 10.000 đồng/kg), nên đầu năm 2018, người dân đã tự phát mở rộng diện tích lên hơn 3.700 ha (diện tích mở rộng chủ yếu trên đất đồi thấp trước đây trồng mía, ngô, sắn và trồng xen với cây ăn quả chưa khép tán). Đến tháng 6-2018, người dân trồng và chăm sóc dứa cho chín cùng lúc vào chính vụ nên sản lượng tăng đột biến, làm cho giá dứa giảm sâu còn 1.500 đồng đến 2.000 đồng/kg, khiến việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn do cung vượt cầu. Qua tìm hiểu, nguyên nhân dẫn đến tình trạng liên tục một số loại nông sản, sản xuất ra không bán được, phải giải cứu, một phần do công tác quản lý, dự báo, định hướng sản xuất từng loại nông sản còn hạn chế, sản xuất còn mang tính tự phát, chưa theo định hướng, quy mô không ổn định. Bên cạnh đó là khâu tổ chức sản xuất chưa tập trung, chưa có nhiều chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản. Khâu chế biến chưa phát triển, nhiều nông sản vẫn sản xuất thô, chất lượng, giá trị kinh tế thấp. Việc xây dựng các sản phẩm nông sản của tỉnh chưa nhiều, chưa có thương hiệu quốc gia để thu hút thị trường, xuất khẩu và tiêu thụ ở các tỉnh ngoài. Phần lớn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu cung ứng dịch vụ sản xuất, số doanh nghiệp tiêu thụ nông sản còn ít. Vai trò của HTX dịch vụ nông nghiệp chưa phát huy trong việc kết nối giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. Thị trường tiêu thụ nông sản gặp khó khăn, chưa có thị trường tiêu thụ nông sản của tỉnh ổn định, ngoài tiêu thụ nội địa thì chủ yếu là thị trường xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc do vậy khi bị ngừng tiêu thụ sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong khi việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực hiện các đề án, kế hoạch phát triển sản xuất của các ngành, các địa phương còn chưa thật hiệu quả. Định hướng quy mô sản xuất cho từng loại nông sản chưa sát với thị trường, không có sự cân đối hài hòa về quy mô diện tích cây trồng dẫn tới nhiều địa phương sản xuất cùng một loại cây trồng trong một vụ dẫn tới sản lượng dư thừa, gây khó khăn cho tiêu thụ...

Để giải quyết tình trạng nông sản dư thừa, khó tiêu thụ trong thời gian tới, các ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương tiếp tục tập trung thực hiện tốt Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 20-4-2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. Đồng thời, triển khai thực hiện các cơ chế chính sách của Trung ương, của tỉnh về khuyến khích phát triển sản xuất, thu hút, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát có hiệu quả việc thực hiện các đề án phát triển vùng nguyên liệu và định hướng các đối tượng cây trồng gắn với thị trường tiêu thụ. Chủ động kêu gọi doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Xây dựng và triển khai các hoạt động hỗ trợ kết nối doanh nghiệp theo cụm liên kết ngành, đẩy mạnh xây dựng chuỗi giá trị. Các ngành chức năng của tỉnh và các địa phương sớm tập trung xây dựng thương hiệu một số loại nông sản, như: Gạo hữu cơ Thanh Hóa; cam vàng xứ Thanh... xây dựng và tạo lập nhãn hiệu tập thể sản phẩm mía, khoai tây, dứa... để tạo thương hiệu trên thị trường. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các hoạt động của chương trình xúc tiến thương mại với những mặt hàng nông sản, hỗ trợ nâng cao năng lực cho cộng đồng doanh nghiệp về nghiên cứu thị trường, phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản, tổ chức hội chợ hàng nông sản cấp vùng và cấp miền, các hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa, hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá hàng nông sản Thanh Hóa trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Tập trung phát triển một số cây trồng chủ lực của tỉnh, ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất trồng trọt tập trung, hỗ trợ tiêu thụ nông sản hàng hóa.

Lê Hợi


Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]