(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII về phát triển đô thị, ngày 11–4–2016, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1252/QĐ–UBND về việc phê duyệt chương trình phát triển đô thị tỉnh Thanh Hóa giai đoạn đến năm 2020 và giai đoạn 2021 – 2030; các sở, ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương đã và đang triển khai thực hiện các giải pháp để đến năm 2020 tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh đạt 35%.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thực hiện các giải pháp phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh

Thực hiện các giải pháp phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh

Một góc thị xã Bỉm Sơn.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII về phát triển đô thị, ngày 11–4–2016, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1252/QĐ–UBND về việc phê duyệt chương trình phát triển đô thị tỉnh Thanh Hóa giai đoạn đến năm 2020 và giai đoạn 2021 – 2030; các sở, ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương đã và đang triển khai thực hiện các giải pháp để đến năm 2020 tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh đạt 35%.

Thực hiện Quyết định số 1252 của Chủ tịch UBND tỉnh, từ năm 2016 đến năm 2020, thực hiện thành lập mới 10 phường tại TP Thanh Hóa, thành lập TP Sầm Sơn và TP Bỉm Sơn, thành lập thị xã Tĩnh Gia – Nghi Sơn; công nhận khu vực thị trấn Lam Sơn, thị trấn Sao Vàng và khu vực dự kiến mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV. Đồng thời, mở rộng địa giới hành chính nhiều thị trấn và thành lập mới các thị trấn tại nhiều huyện. Tuy nhiên, ngày 17–4–2018, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Công văn số 262/UBTVQH14-PL về việc thống nhất thực hiện các quy định về điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 6. Theo đó, các quy định về việc mở rộng địa giới hành chính và thành lập đơn vị hành chính đô thị đã có những thay đổi (diện tích, dân số...), dẫn đến việc thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính các thị trấn huyện lỵ nếu thực hiện theo quy hoạch chung được phê duyệt sẽ không bảo đảm theo quy định. Do đó, các sở, ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương cần tập trung rà soát, đánh giá để thực hiện điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính các thị trấn theo quy định mới để bảo đảm mục tiêu đến năm 2020 tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh vẫn đạt mục tiêu đề ra. Ngoài ra, theo quy định mới, việc thành lập TP Bỉm Sơn phải bảo đảm diện tích 150 km2 trở lên, quy mô dân số 150.000 người trở lên (thị xã Bỉm Sơn hiện tại có diện tích tự nhiên khoảng 67 km2, dân số khoảng 71.000 người). Vì vậy cần xem xét mở rộng thị xã Bỉm Sơn sang toàn bộ huyện Hà Trung; đồng thời, tập trung nguồn lực để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng... Theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì việc thành lập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính phải đạt các tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng theo quy định. Tiêu chuẩn của thị trấn về quy mô dân số phải đạt 8.000 người trở lên, diện tích tự nhiên đạt 14 km2 trở lên, đã được công nhận là đô thị loại IV hoặc loại V, hoặc khu vực dự kiến thành lập đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại IV hoặc loại V. Đối với đô thị ở miền núi, vùng cao, biên giới hoặc khu vực có giá trị đặc biệt về di sản văn hóa, lịch sử và du lịch đã được cấp có thẩm quyền công nhận ở cấp quốc gia và quốc tế thì tiêu chuẩn về quy mô dân số có thể thấp hơn nhưng phải đạt 50% trở lên. Ngoài ra, tại Công văn số 262, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ xem xét, quyết định thành lập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã khi đơn vị thành lập mới và các đơn vị được chia, điều chỉnh đều bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện và theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Để thực hiện mở rộng địa giới hành chính theo các quy định nêu trên, thì trình tự thủ tục được thực hiện theo các bước: Phê duyệt quy hoạch điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính của thị trấn, khu vực được phê duyệt quy hoạch điều chỉnh phải được cấp có thẩm quyền công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV hoặc loại V, được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua. Với trình tự này thì các thị trấn huyện lỵ đã thực hiện xong bước 1; 7/21 thị trấn đã thực hiện xong bước 2 (gồm các thị trấn: Ngọc Lặc, Quảng Xương, Nông Cống, Rừng Thông, Hà Trung, Bến Sung, Vạn Hà); 2/21 thị trấn thực hiện xong bước 3 (gồm các thị trấn: Nông Cống, Rừng Thông). Tuy nhiên, do thực hiện ở giai đoạn trước nên các tiêu chuẩn chưa phù hợp với quy định mới. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Xây dựng, phần lớn các huyện chưa thực hiện việc rà soát, đánh giá thực trạng, chưa đề xuất dự kiến phạm vi ranh giới mở rộng bảo đảm theo quy định; cũng như chưa đánh giá, xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu đến năm 2020 hoàn thành việc mở rộng địa giới hành chính thị trấn huyện lỵ. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện thời gian qua cũng cho thấy, các địa phương chưa nhận thức hết được vai trò quan trọng của việc điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính thị trấn trong việc tạo quỹ đất phát triển đô thị, thu hút các nguồn vốn đầu tư, là động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nguồn kinh phí để tổ chức thực hiện công tác phát triển đô thị của các địa phương còn nhiều khó khăn. Thời gian tới, nếu không khắc phục được những khó khăn này thì việc điều chỉnh địa giới hành chính các thị trấn trên địa bàn tỉnh sẽ khó bảo đảm tiến độ, cũng như khó đạt được mục tiêu đến năm 2020 tỉnh ta đạt tỷ lệ đô thị hóa 35% trở lên.

Đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng, cho biết: Để đạt mục tiêu đến năm 2020 tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh đạt mục tiêu đề ra là 35% trở lên, các sở, ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương cần tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển đô thị. Trong đó, UBND TP Thanh Hóa tập trung hoàn chỉnh đề án thành lập các phường mới trong ranh giới hành chính hiện tại của TP Thanh Hóa để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua trong năm 2019. Đồng thời, lập đề án công nhận TP Thanh Hóa và khu vực dự kiến mở rộng (toàn bộ huyện Đông Sơn) đạt tiêu chí đô thị loại I trình Thủ tướng Chính phủ công nhận trong năm 2019; lập đề án mở rộng địa giới hành chính TP Thanh Hóa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua trong quý II năm 2020. Hoàn chỉnh các thủ tục để thành lập thị xã Tĩnh Gia - Nghi Sơn trực thuộc tỉnh Thanh Hóa. Các huyện lập điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn và khu vực dự kiến mở rộng; lập đề án công nhận các thị trấn và khu vực dự kiến mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại V.

Xuân Hùng


Xuân Hùng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]