(Baothanhhoa.vn) - Trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng về phát triển kinh tế - xã hội, việc dự báo phát triển đô thị trong quy hoạch xây dựng luôn đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi cập nhật liên tục những ảnh hưởng nhân tố mới về phát triển kinh tế trong đồ án quy hoạch. Các đồ án quy hoạch liên tục được rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quy hoạch

Trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng về phát triển kinh tế - xã hội, việc dự báo phát triển đô thị trong quy hoạch xây dựng luôn đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi cập nhật liên tục những ảnh hưởng nhân tố mới về phát triển kinh tế trong đồ án quy hoạch. Các đồ án quy hoạch liên tục được rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quy hoạch

Một góc TP Thanh Hóa. Ảnh: Xuân cường

Hiện nay, tất cả các đô thị (thành phố, thị xã, thị trấn) trên phạm vi toàn tỉnh đều được phê duyệt quy hoạch chung, với chất lượng đồ án quy hoạch ngày càng được nâng cao. Quy hoạch đi trước một bước, bảo đảm tầm nhìn dự báo, làm cơ sở để quản lý quy hoạch, kế hoạch hóa đầu tư, là công cụ để quản lý quá trình phát triển đô thị, nông thôn, nhất là phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và nhà ở, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, thu hút nhiều dự án đầu tư xây dựng. Nhờ đó, nhiều khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh đã và đang được hình thành với hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, diện mạo đô thị ngày càng thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại.

Về công tác quy hoạch chung đô thị trung tâm thị trấn huyện lỵ: Đến thời điểm hiện nay có 26/27 huyện, thị xã, thành phố đã được phê duyệt điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung; 28/29 đồ án quy hoạch chung các đô thị mới. Ngoài ra, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch chung xây dựng 6 đô thị dọc tuyến đường nối các huyện miền núi phía Tây của tỉnh, như: Trung Sơn (Quan Hóa); Mường Lý, Trung Lý (Mường Lát); Mường Mìn (Quan Sơn); Yên Thắng (Lang Chánh); Yên Nhân (Thường Xuân). Nội dung các đồ án quy hoạch bảo đảm hàm lượng nghiên cứu lập quy hoạch bài bản, chuyên sâu. Điều này thể hiện quyết tâm cao của ngành xây dựng trong việc nâng cao chất lượng các đồ án quy hoạch xây dựng toàn tỉnh. Có được kết quả nêu trên, trước hết là do đội ngũ tư vấn lập quy hoạch, chịu trách nhiệm chính về chất lượng đồ án quy hoạch, bên cạnh đó là sự tham gia của cơ quan quản lý các cấp, các ngành và địa phương. Trong quá trình thẩm định các đồ án quy hoạch xây dựng, nội dung thẩm định không chỉ đơn thuần về quản lý Nhà nước (tức là quan tâm đến sự phù hợp của đồ án với các quy định của luật pháp), mà đã chuyên sâu đến chất lượng chuyên môn thực sự trong từng đồ án (ví như: Luận chứng thuyết phục, có cơ sở khoa học vững chắc cho định hướng và kịch bản phát triển hợp lý cho đô thị).

Để thực hiện tốt chức năng quản lý ngành, Sở Xây dựng đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản, chỉ thị quản lý về quy hoạch xây dựng, nhất là tại các địa bàn có khối lượng đầu tư xây dựng lớn, diễn biến phức tạp, như ban hành Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 11-11-2014 về việc tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý trật tự xây dựng, quản lý đất đai và quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Khu Kinh tế Nghi Sơn; Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 17-2-2016 về việc tăng cường công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Quyết định 699/2017/QĐ-UBND ngày 7–3-2017 về việc quy định thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng, quy mô công trình được cấp phép xây dựng có thời hạn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Qua đó, công tác quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt và quán triệt, triển khai sâu rộng, trật tự xây dựng trên địa bàn toàn tỉnh được chấn chỉnh, công tác cấp giấy phép xây dựng đi vào khuôn khổ theo quy định.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch đô thị trên phạm vi toàn tỉnh cho thấy vẫn còn gặp những khó khăn, vướng mắc, dẫn đến phải điều chỉnh quy hoạch, khó triển khai thực hiện khi quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết: Trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng về phát triển kinh tế - xã hội, việc dự báo phát triển đô thị trong quy hoạch xây dựng luôn đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi cập nhật liên tục những ảnh hưởng nhân tố mới về phát triển kinh tế trong đồ án quy hoạch. Các đồ án quy hoạch liên tục được rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Việc thực hiện điều chỉnh được tuân thủ theo các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng. Việc lập quy hoạch còn gặp khó khăn, như: Năng lực của đơn vị tư vấn lập quy hoạch còn chưa đáp ứng kịp tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa ảnh hưởng đến kết quả, chất lượng của đồ án quy hoạch. Do đó tầm nhìn quy hoạch chưa xa, dự báo phát triển chưa chính xác dẫn đến điều chỉnh quy hoạch, tốn thời gian và nguồn lực xã hội. Kiến trúc đô thị thường chưa được quan tâm đúng mức ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị, nhất là đối với các công trình nhà ở riêng lẻ do nhân dân tự đầu tư xây dựng. Hệ thống hạ tầng không đồng bộ dẫn đến ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường... Một trong những nguyên nhân chính là thiếu tầm nhìn chiến lược và đầu tư phát triển đô thị; tiến trình đổi mới thể chế hành chính và thị trường. Một số nội dung triển khai thực hiện còn khó khăn do thiếu hướng dẫn và quy định từ Luật, Nghị định, Thông tư, như việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt tổng mặt bằng các dự án đầu tư xây dựng do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 5 ha hoặc nhỏ hơn 2 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư. Việc bố trí nguồn vốn lập quy hoạch còn hạn chế, nhiều địa phương chưa quan tâm đến việc lập kế hoạch vốn thực hiện lập quy hoạch trên địa bàn.

Đồng chí Trịnh Đình Chiến, Trưởng Phòng Quản lý quy hoạch kiến trúc, Sở Xây dựng, cho biết: Sở tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác lập quy hoạch và nâng cao chất lượng quy hoạch. Công tác quy hoạch phải được ưu tiên đầu tư đi trước để định hướng và bảo đảm tính đồng bộ trong quá trình xây dựng phát triển cũng như cải tạo, chỉnh trang đô thị. Đồng thời, phải đáp ứng tốt yêu cầu về dự báo gắn sát với thực tiễn và xu hướng phát triển của xã hội, thật sự trở thành nền tảng cho việc tạo dựng nguồn lực phát triển cho đô thị.

Cùng với các nguồn hỗ trợ phát triển mà đô thị có được, các sở, ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương cần chú trọng việc đổi mới cơ chế, chính sách phát triển đô thị trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước, quản lý quy hoạch, quản lý thị trường bất động sản; quản lý đầu tư xây dựng, quản lý khai thác sử dụng công trình đô thị. Thông qua các giải pháp về quy hoạch đô thị kết hợp với các chính sách phù hợp để huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư cho phát triển đô thị; đồng thời, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, đẩy nhanh tiến trình nâng cấp chất lượng đô thị. Đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới tư duy trong quản lý Nhà nước về đô thị đi đôi với việc nâng cao phẩm chất, năng lực và trình độ cán bộ quản lý đô thị các cấp. Tăng cường phân cấp quản lý đô thị; nâng cao quyền hạn, trách nhiệm của chính quyền đô thị các cấp. Ngoài ra, để công tác quy hoạch thực hiện theo đúng quy định, bảo đảm chất lượng, Sở Xây dựng đề nghị cấp có thẩm quyền quy định rõ việc bố trí vốn cho công tác lập quy hoạch đô thị theo trách nhiệm lập quy hoạch quy định tại Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17-6-2009 để bố trí vốn và có kế hoạch lập quy hoạch cho các đô thị trên địa bàn quản lý. Trách nhiệm của UBND cấp huyện trong việc phối hợp với chủ đầu tư, các ngành liên quan trong quá trình lập quy hoạch đô thị để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển ngày một cao của các đô thị.

Xuân Hùng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]