(Baothanhhoa.vn) - Sáng 26-12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và cơ giới hóa nông nghiệp phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp các tỉnh phía Bắc. Dự hội nghị có đồng chí Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện các sở, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và một số doanh nghiệp chế biến các tỉnh phía Bắc.

Thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và cơ giới hóa nông nghiệp

Sáng 26-12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và cơ giới hóa nông nghiệp phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp các tỉnh phía Bắc. Dự hội nghị có đồng chí Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện các sở, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và một số doanh nghiệp chế biến các tỉnh phía Bắc.

Thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và cơ giới hóa nông nghiệp

Các đại biểu tham quan các sản phẩm nông nghiệp chế biến theo chuỗi giá trị tại Thanh Hóa.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những năm gần đây, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản đã đạt được những bước phát triển tích cực. Cả nước đã hình thành hệ thống 7.500 doanh nghiệp (DN) chế biến nông lâm thủy sản, trong đó có một số ngành hàng có công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu khắt khe của các thị trường xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng hàng năm đạt 5-7%. Nhờ công nghiệp chế biến nông sản tăng trưởng mạnh mà các mặt hàng nông sản xuất khẩu tăng bình quân khoảng 8-10%/năm. Theo rà soát, các tỉnh phía Bắc chiếm 23,7% số DN chế biến cả nước, giá trị chế biến chiếm 15%. Một số ngành hàng chế biến khá phát triển, như: Thủy sản, xay xát gạo, chè, mía đường, sản xuất đồ gỗ dân dụng… Một số ngành hàng, doanh nghiệp đã đầu tư đổi mới công nghệ, chú trọng áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm và các thị trường khó tính. Sự phát triển của công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản đã góp phần làm chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp, từ một nền nông nghiệp tự cung, tự cấp tiến lên nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, giải quyết việc làm cho hơn 300.000 lao động nông thôn, đồng thời đưa nông nghiệp khu vực phía Bắc hội nhập thành công với thị trường thế giới.

Thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và cơ giới hóa nông nghiệp

Toàn cảnh hội nghị

Với vấn đề cơ giới hóa nông nghiệp, số lượng, chủng loại máy, thiết bị sản xuất nông nghiệp tăng nhanh trong những năm gần đây. Trong đó, số lượng máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp khu vực phía Bắc chiếm 35% cả nước. Cụ thể, với cây lúa, cơ giới hóa trong khâu làm đất ở các tính phía Bắc đạt khoảng 83%; khâu gieo xạ, cấy lúa khoảng 19%; khâu chăm sóc, bảo vệ thực vật khoảng 70%; khâu thu hoạch 40%... Cơ giới hóa trong chăn nuôi có bước tăng trưởng nhanh. Việc ứng dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp đã giải quyết căn bản những khâu lao động nặng nhọc, tính thời vụ, nâng cao năng suất, tính cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy quá trình liên kết sản xuất, hình thành các tổ dịch vụ ở nông thôn. Tuy nhiên, cũng theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mức độ cơ giới hóa sản xuất một số cây trồng chính ở các tỉnh phía Bắc vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và hiện thấp hơn mức bình quân cả nước.

Thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và cơ giới hóa nông nghiệp

Đồng chí Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa chủ trì thảo luận.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đề xuất một số nội dung, giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến và cơ giới hoá nông nghiệp, phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp phía Bắc, như: Thực hiện tái cấu trúc vùng nguyên liệu gắn với sự hình thành và phát triển của các nhà máy chế biến; nghiên cứu cơ chế tích tụ đất đai phục vụ sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu số lượng, chất lượng cho các nhà máy chế biến; triển khai, thực thi có hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm các chính sách hỗ trợ về vốn để khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng lĩnh vực sản xuất…

Thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và cơ giới hóa nông nghiệp

Đại biểu tỉnh Thừa Thiên - Huế phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu kết luận tại hội nghị, đồng chí Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khẳng định vai trò quan trọng của công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và cơ giới hóa nông nghiệp. Đây được xác định là khâu quan trọng nhất để nâng cao giá trị sản xuất nông lâm thủy sản. Tuy nhiên, theo yêu cầu của tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các địa phương phía Bắc cần rà soát, xây dựng lại quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ lực của địa phương mình trên phương châm phát huy tốt nhất tiềm năng, lợi thế của các tỉnh. Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng thống nhất với kiến nghị của các đại biểu về vấn đề xác định quy hoạch vùng nguyên liệu để hạn chế lãng phí vốn đầu tư, cơ chế tích tụ đất đai cùng việc thực thi các chính sách về rộng mở nguồn vốn, trong đó chú trọng đầu tư cho các DN khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ xây dựng đề án hỗ trợ DN để liên kết cơ giới hóa vùng nguyên liệu, đồng thời nâng cao năng lực của các cơ sở chế biến nông lâm thủy sản.

Thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và cơ giới hóa nông nghiệp

Đồng chí Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu kết luận

hội nghị.

Đồng chí Thứ trưởng đề nghị các địa phương phải xác định rõ các chủ thể của vấn đề nâng cao năng lực chế biến, cơ giới hóa là các DN, HTX. Từ đó tập trung các chính sách, giải pháp vào các đối tượng này, khuyến khích đầu tư các khâu tự động hóa, ứng dụng công nghệ 4.0. Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, trong đó tập trung phát triển chế biến sâu các các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm nông nghiệp lợi thế, sản phẩm truyền thống, đặc sản vùng miền… thành các sản phẩm có giá trị gia tăng và hàm lượng khoa học công nghệ cao, đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. Phát triển mạnh cơ giới hóa theo hướng áp dụng đồng bộ từ sản xuất đến chế biến và bảo quản sau thu hoạch, áp dụng công nghệ tiên tiến vào quản lý, giám sát chất lượng nông lâm thủy sản, đưa công nghiệp chế biến và cơ giới hóa trở thành nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp của các tỉnh phía Bắc theo hướng phát triển toàn diện, hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao.

Minh Hằng


Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]