(Baothanhhoa.vn) - Việc sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản đã và đang được các sở, ngành, các địa phương trong tỉnh quan tâm thực hiện nhằm bảo đảm đầu ra cho sản phẩm. Từ đó, hình thành các chuỗi sản xuất, góp phần nâng cao giá trị, sức cạnh tranh cho nông sản cũng như thu nhập cho người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thúc đẩy liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản

Việc sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản đã và đang được các sở, ngành, các địa phương trong tỉnh quan tâm thực hiện nhằm bảo đảm đầu ra cho sản phẩm. Từ đó, hình thành các chuỗi sản xuất, góp phần nâng cao giá trị, sức cạnh tranh cho nông sản cũng như thu nhập cho người dân.

Thúc đẩy liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản

Diện tích đậu leo của người dân được HTX dịch vụ điện năng nông thôn và dịch vụ nông nghiệp Hoằng Giang (Hoằng Hóa) liên kết bao tiêu sản phẩm.

Những năm gần đây, hàng trăm hộ dân trồng rau an toàn tại xã Hoằng Giang (Hoằng Hóa) không còn lo chuyện đầu ra cho sản phẩm bởi đã có liên kết sản xuất; tiêu thụ sản phẩm của các hộ dân với HTX dịch vụ điện năng nông thôn và dịch vụ nông nghiệp Hoằng Giang. Việc sản xuất theo chuỗi liên kết không chỉ giúp bảo đảm đầu ra ổn định mà còn làm tăng giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân. Ông Nguyễn Văn Mạnh, giám đốc HTX dịch vụ điện năng nông thôn và dịch vụ nông nghiệp Hoằng Giang, cho biết: Hiện nay, HTX đang liên kết với khoảng 150 hộ dân sản xuất các loại rau, củ, quả an toàn, như: Mướp đắng, đậu leo, súp lơ... diện tích gần 40 ha; trong đó, có 15 ha được chứng nhận đạt chuẩn VietGAP. Ðể chất lượng rau, củ, quả đạt tiêu chuẩn, HTX thực hiện cung ứng hạt giống, phân bón và hướng dẫn quy trình sản xuất, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm rau, quả an toàn cho người dân. Để việc thu mua, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm hiệu quả, năm 2019, từ nguồn vốn hỗ trợ của Liên minh HTX tỉnh, HTX đã đối ứng đầu tư khu nhà sơ chế, hệ thống làm lạnh, bảo quản rau, quả theo hướng an toàn, khép kín. Ðến nay, sản phẩm rau, củ, quả an toàn của HTX đã thực hiện liên kết với khoảng 8 bếp ăn tập thể, 5 siêu thị, cửa hàng kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Hằng năm, HTX dịch vụ điện năng nông thôn và dịch vụ nông nghiệp Hoằng Giang tiêu thụ khoảng 40 tấn rau, củ, quả, doanh thu đạt 800 triệu đồng. Đồng thời, giúp người dân địa phương ổn định sản xuất, yên tâm về đầu ra của sản phẩm, nhất là các loại nông sản an toàn.

Thực tế sản xuất cho thấy, hiện nay, việc xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp liên kết theo chuỗi đang là hướng đi giúp người dân nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm. Ðến nay, toàn tỉnh có 790 doanh nghiệp đăng ký đầu tư hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đây là tiền đề, cơ sở để phát triển, hình thành các chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp. Theo thống kê của Chi cục Phát triển nông thôn, toàn tỉnh có 434 HTX nông nghiệp tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, với tổng diện tích đạt 46.554 ha, hình thành các quy trình sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường (như VietGAP, Global GAP,...) diện tích được chứng nhận VietGAP là 458,2 ha; trong đó, rau, quả 329,9 ha; lúa 116 ha; sản phẩm khác (mía, chè) 12,3 ha. Tuy nhiên, việc liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản cũng gặp nhiều khó khăn. Một phần do tư duy sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; một phần do tâm lý e ngại khi trên địa bàn hình thành nhiều mô hình liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp và nông dân thiếu bền vững.

Để khắc phục những hạn chế trong việc sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, đại diện Chi cục Phát triển nông thôn cho rằng: Các sở, ngành, đơn vị có liên quan và các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các HTX, tổ hợp tác, người sản xuất trong việc sản xuất gắn với nhu cầu của thị trường; sản xuất các sản phẩm an toàn để ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm bền vững. Cung cấp thông tin về giá cả, xu hướng biến động thị trường, nông sản để các đơn vị, người sản xuất chủ động sản xuất, kinh doanh, hạn chế tình trạng cung thừa cầu. Tăng cường áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn để nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm, xây dựng nhãn hiệu; quy hoạch vùng sản xuất, xây dựng và hoàn thiện các hồ sơ vùng trồng; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.

Bài và ảnh: Thanh Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]