(Baothanhhoa.vn) - Khoảng 3 năm trở lại đây, huyện Yên Định trở thành điển hình mới của tỉnh trong việc thu hút các dự án công nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân. Thu nhập của hàng chục nghìn hộ gia đình có con em làm công nhân cũng tăng lên đáng kể, cơ cấu lao động trong các lĩnh vực kinh tế của huyện đang thay đổi đúng hướng...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thu hút dự án công nghiệp, tạo thêm việc làm - nhìn từ huyện Yên Định

Khoảng 3 năm trở lại đây, huyện Yên Định trở thành điển hình mới của tỉnh trong việc thu hút các dự án công nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân. Thu nhập của hàng chục nghìn hộ gia đình có con em làm công nhân cũng tăng lên đáng kể, cơ cấu lao động trong các lĩnh vực kinh tế của huyện đang thay đổi đúng hướng...

Thu hút dự án công nghiệp, tạo thêm việc làm - nhìn từ huyện Yên Định

Người lao động xã Định Tường làm việc trong một cơ sở may mặc ngay tại địa phương.

Nhắc đến huyện Yên Định, nhiều người nghĩ ngay đến một địa phương có nền sản xuất nông nghiệp hiện đại và hiệu quả nhất nhì trên địa bàn tỉnh Thanh. Tuy nhiên, theo xu thế mới, khi máy móc và khoa học - kỹ thuật càng phát triển, ngành nông nghiệp không cần nhiều lao động thì huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh lại chú trọng thêm phát triển công nghiệp để chuyển dần lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác. Địa phương đã ban hành nhiều cơ chế khuyến khích riêng để kêu gọi các doanh nghiệp vào địa bàn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Theo đó, sự tĩnh lặng của những ruộng đồng, những vùng quê nhiều đời nay đã dần trở nên nhộn nhịp bởi những nhà máy đang hoạt động hiệu quả. Sự thay đổi ấy cũng mới diễn ra vài ba năm qua, nhưng đã đi vào chiều sâu đáng được ghi nhận.

Được biết, tháng 6 – 2015, UBND huyện Yên Định mới có Quyết định 975/QĐ-UBND để phê duyệt mặt bằng quy hoạch 1/500 Cụm Công nghiệp (CCN) Tây Bắc thị trấn Quán Lào. Đây được coi là dấu mốc quan trọng trong quy hoạch, phát triển CCN của huyện. Sau đó, Công ty TNHH Giày ALENA Việt Nam đã vào đầu tư hệ thống nhà xưởng, từng phần phát triển sản xuất với tổng diện tích hơn 24 ha. Đến đầu năm 2019, doanh nghiệp này đã xây dựng và đưa vào sử dụng 12 nhà xưởng sản xuất với tổng mức đầu tư gần 900 tỷ đồng. Đã có hơn 10.000 người của huyện Yên Định và các địa phương lân cận như: Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Vĩnh Lộc xin vào làm công nhân tại công ty này. Những đôi bàn tay tưởng chỉ biết cầm cuốc, cầm cày trước kia, khi được tập huấn nghề sản xuất giày da, nay đã góp phần sản xuất gần 10 triệu đôi giày và dép mỗi năm cho công ty xuất khẩu. Thu nhập bình quân người lao động tại đây đạt hơn 5,7 triệu đồng/người/tháng. Từ sự phù hợp khi đầu tư tại vùng đất Yên Định, Công ty TNHH Giày ALENA Việt Nam hiện có doanh thu gần 100 tỷ đồng mỗi tháng, nộp ngân sách Nhà nước hơn 3 tỷ đồng/tháng. Doanh nghiệp này đang hoàn thành thêm 2 khu nhà xưởng để tiếp tục mở rộng sản xuất, kinh doanh tại khu vực có nguồn lao động khá dồi dào này.

Có dịp đến huyện Yên Định những ngày này, nhất là vào đầu buổi sáng và giờ tan tầm buổi chiều hàng ngày, trên khắp các tuyến đường lớn nhỏ, công nhân từ các nhà máy nhộn nhịp trở về nhà sau ngày làm việc. Những cây ATM trên địa bàn thị trấn Quán Lào, các CCN luôn đông công nhân đến rút tiền hằng tháng, cũng cho thấy đời sống kinh tế nhiều hộ gia đình được nâng lên vì liên tục có “đồng ra, đồng vào”. Theo cách nhìn nhận lạc quan của một số công nhân mà chúng tôi trao đổi, một gia đình chỉ cần 2 người làm việc trong các công ty, đã có thu nhập trên dưới 10 triệu đồng mỗi tháng, hoàn toàn bảo đảm chi tiêu, nuôi con ăn học, cũng như trang trải cho những việc phát sinh, nếu khéo thu vén còn có thể tích lũy. Đoạn Quốc lộ 47 từ thị trấn huyện lỵ kéo dài 3 km về phía Tây càng nhộn nhịp bởi nơi đây có các CCN đã và đang được lấp đầy. Ngoài CCN Tây Bắc thị trấn Quán Lào, các xã trong vùng như: Định Liên, Định Tường, Định Tăng... đều có diện tích đất được quy hoạch thành các CCN, đã có nhà đầu tư. Tập đoàn Hongfu của Đài Loan đã và đang triển khai đầu tư hạ tầng mở rộng một CCN tại huyện, đồng thời dự kiến đầu tư thêm một dự án giày da khoảng 80 triệu USD và một nhà máy phụ liệu ngành may mặc khoảng 28 triệu USD tại đây.

Không chỉ tại các CCN đã được quy hoạch, nhiều nhà máy da giày, may mặc, các dự án công nghiệp khác cũng coi huyện Yên Định là nơi đầu tư an toàn, hiệu quả. Ngay trong vườn nhà của một hộ dân thôn Thành Phú, xã Định Tường cùng huyện, một xưởng may cũng được đầu tư xây dựng. Đó chính là Công ty TNHH SEWING T&T với các sản phẩm là hàng may mặc xuất khẩu, giải quyết việc làm cho hàng chục lao động ngay tại làng quê yên bình này. Trên một hồ nước tại xã Yên Thái, nhà máy điện năng lượng mặt trời của Công ty CP Năng lượng Sông Lam Sơn La cũng đã được đầu tư từ sự kêu gọi của lãnh đạo huyện. Đầu năm 2019 vừa qua, dự án điện năng lượng mặt trời có tổng vốn đầu tư khoảng 717 tỷ đồng này đã đi vào hoạt động với công suất 30 MW. Nhà máy đã trở thành bước ngoặt trong phát triển dự án điện năng bằng năng lượng mặt trời tại Thanh Hóa, tạo tiền đề để tỉnh kêu gọi và thu hút đầu tư những dự án tiếp theo. Tuy không giải quyết việc làm cho nhiều lao động như những nhà máy may mặc hay giày da, song dự án điện năng lượng mặt trời tại xã Yên Thái hứa hẹn cho doanh thu lớn, góp phần không nhỏ trong đóng góp cho ngân sách Nhà nước.

Thống kê từ UBND huyện Yên Định, hiện địa phương đang có 94.000 người trong độ tuổi lao động, nhưng đã có 20.000 người đang làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn. Khoảng 30.000 lao động trong số còn lại hoàn toàn có thể thích nghi và sẽ chuyển sang làm công nhân may, giày da trong tương lai, khi tình hình thu hút đầu tư của huyện ngày càng có nhiều triển vọng. Huyện Yên Định đã cho thấy sự đúng hướng và hiệu quả của mình trong thu hút đầu tư, mà cơ chế và thái độ hợp tác với nhà đầu tư được coi là “chìa khóa”.

Bài và ảnh: Lê Đồng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]