(Baothanhhoa.vn) - Lúa là loại cây trồng chính, chủ lực trong phát triển nông nghiệp của tỉnh ta, với tổng diện tích gieo cấy hàng năm đạt khoảng 237.640 ha, chiếm đến 56,2% tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm của toàn tỉnh. Song, hiệu quả kinh tế thì diện tích sản xuất lúa đạt khá thấp so với những cây trồng khác, số lượng doanh nghiệp đầu tư thực hiện trong sản xuất và bao tiêu sản phẩm còn ít. Do đó, đa số lúa đều được tiêu thụ qua kênh thu mua của các tiểu thương, đại lý, nên thiếu sự ổn định, bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thu hút doanh nghiệp phát triển liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm lúa gạo

Lúa là loại cây trồng chính, chủ lực trong phát triển nông nghiệp của tỉnh ta, với tổng diện tích gieo cấy hàng năm đạt khoảng 237.640 ha, chiếm đến 56,2% tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm của toàn tỉnh. Song, hiệu quả kinh tế thì diện tích sản xuất lúa đạt khá thấp so với những cây trồng khác, số lượng doanh nghiệp đầu tư thực hiện trong sản xuất và bao tiêu sản phẩm còn ít. Do đó, đa số lúa đều được tiêu thụ qua kênh thu mua của các tiểu thương, đại lý, nên thiếu sự ổn định, bền vững.

Thu hút doanh nghiệp phát triển liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm lúa gạo

Mô hình liên kết sản xuất lúa gạo theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Trường Sơn (Nông Cống).

Để nâng cao hiệu quả kinh tế, phát triển bền vững cho cây lúa, những năm gần đây, ngành nông nghiệp đã định hướng cho UBND cấp huyện chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy mạnh việc thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất và bao tiêu sản phẩm lúa, nhất là đối với diện tích sản xuất lúa thương phẩm cho bà con nông dân. Theo đó, thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giới thiệu mô hình tích tụ đất đai, sản xuất quy mô lớn có hiệu quả, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất lúa theo quy mô lớn. Đồng thời, vận động, khuyến khích nông dân tham gia tích tụ đất đai theo quy định của pháp luật nhằm nhân rộng mô hình sản xuất quy mô lớn gắn với tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện khảo sát, dự báo thị trường, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất lúa bền vững, sản xuất lúa theo hợp đồng, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Nhờ đó, đã có không ít địa phương kêu gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm theo hướng tập trung, quy mô lớn. Điển hình như mô hình liên kết sản xuất lúa chất lượng Bắc Thơm và Nếp hương gắn với tiêu thụ sản phẩm giữa bà con nông dân các xã: Quảng Hòa, Quảng Văn, Quảng Ngọc, Quảng Nhân, Quảng Yên và Quảng Long (Quảng Xương) với các doanh nghiệp: Công ty TNHH An Thành Phát Thanh Hóa, Công ty CP Bắc Trung Bộ Thanh Hóa và Công ty TNHH Hồng Quang, quy mô 350 ha. Diện tích lúa liên kết của các xã được sản xuất theo quy trình an toàn thực phẩm, trong quá trình sản xuất chỉ sử dụng một giống lúa chất lượng gieo cấy trên một xứ đồng, sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ, sinh học để chăm sóc và bảo vệ cây trồng. Sản phẩm sau khi thu hoạch được doanh nghiệp cam kết thu mua toàn bộ, với giá cao hơn thị trường từ 5 đến 10%.

Với mục tiêu xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa, bảo đảm an toàn thực phẩm, vụ chiêm xuân năm nay, UBND huyện Nông Cống đã kêu gọi Tập đoàn Thái Bình Seed và Công ty TNHH An Thành Phong liên kết với các hộ dân thực hiện mô hình xây dựng vùng sản xuất lúa gạo theo tiêu chuẩn VietGap tại 2 xã Tượng Văn và Trường Sơn, quy mô 105 ha. Theo đó, Tập đoàn Thái Bình Seed chịu trách nhiệm cung ứng giống lúa Thái Xuyên 111 và chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho bà con nông dân, còn Công ty TNHH An Thành Phong cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, giám sát việc chăm sóc, bảo vệ và bao tiêu toàn bộ sản phẩm lúa. Các hộ dân có diện tích nằm trong vùng liên kết góp đất, thực hiện sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật. Trong quá trình sản xuất, các hộ dân tuân thủ nghiêm việc sử dụng các loại vật tư do phía công ty cung ứng theo nguyên tắc “4 đúng”. Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Nông Cống, năng suất dự kiến đạt 7,6 đến 8 tấn/ha, cao hơn diện tích lúa sản xuất đại trà khoảng 0,5 đến 1 tấn/ha. Doanh nghiệp cam kết sẽ thu mua giá cao hơn khoảng 5% so với giá thị trường. Đáng chú ý, được biết sản phẩm sau khi thu hoạch sẽ được doanh nghiệp thu mua, chế biến và đóng gói sản phẩm gạo sạch mang thương hiệu Nông Cống.

Tính đến hết tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 3.257 ha liên kết sản xuất, bao tiêu giống lúa thuần, 233 ha liên kết sản xuất, bao tiêu giống lúa lai, 100 ha lúa nếp và khoảng 1.000 ha lúa thương phẩm được liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp.

Bài và ảnh: Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]