(Baothanhhoa.vn) - Trên địa bàn tỉnh có 188 doanh nghiệp hoạt động chế biến lâm sản. Trong đó, có 58 doanh nghiệp chế biến gỗ, 56 doanh nghiệp chế biến tre luồng, còn lại là doanh nghiệp chế biến các lâm sản khác. Với số lượng doanh nghiệp hiện có, bình quân mỗi năm chế biến và tiêu thụ được 5.000-10.000 m3 gỗ gia dụng và xây dựng, từ 30.000 – 110.000 m3 dăm gỗ, 20.000 - 75.000 m2 ván gỗ công nghiệp, ván ghép.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp chế biến lâm sản

Trên địa bàn tỉnh có 188 doanh nghiệp hoạt động chế biến lâm sản. Trong đó, có 58 doanh nghiệp chế biến gỗ, 56 doanh nghiệp chế biến tre luồng, còn lại là doanh nghiệp chế biến các lâm sản khác. Với số lượng doanh nghiệp hiện có, bình quân mỗi năm chế biến và tiêu thụ được 5.000-10.000 m3 gỗ gia dụng và xây dựng, từ 30.000 – 110.000 m3 dăm gỗ, 20.000 - 75.000 m2 ván gỗ công nghiệp, ván ghép.

Công nhân Công ty CP Dokata Thường Xuân trong ca sản xuất.

Không chỉ có diện tích, sản lượng tre, luồng lớn nhất cả nước, tỉnh ta còn có trữ lượng gỗ lớn, hằng năm khai thác từ 27.000 - 33.000m3 gỗ. Ngoài ra, điều kiện thổ nhưỡng, địa hình ở các huyện miền núi thích hợp với việc phát triển nhiều loại cây lâm sản có giá trị kinh tế cao, như: Lim, lát, xoan đào, sến... Đó là cơ sở để các huyện miền núi của tỉnh đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chế biến lâm sản.

Công nghiệp chế biến lâm sản từ lâu đã được xem là “chìa khóa” thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân các huyện miền núi. Chính vì vậy, tỉnh ta đã có nhiều cơ chế, chính sách để phát triển công nghiệp chế biến lâm sản gắn với phát triển bền vững vùng nguyên liệu. Song song với đó, thời gian qua, các địa phương cũng tích cực kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến gắn với vùng nguyên liệu. Tại huyện Cẩm Thủy, với diện tích rừng hơn 15.000 ha, trong đó có gần 2.000 ha rừng trồng, với các loại cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao, như: Lát, lim, tràm, keo, luồng, tre, nứa... bảo đảm cung cấp nguyên liệu cho sản xuất mây tre đan xuất khẩu, đồ mộc, giấy... Song, ngành công nghiệp chế biến lâm sản trên địa bàn lại phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Đại diện lãnh đạo Phòng Kinh tế - Hạ tầng, UBND huyện Cẩm Thủy, cho biết: Trên địa bàn chỉ có 83 cơ sở, hộ kinh doanh cá thể trong lĩnh vực chế biến lâm sản, tạo việc làm thường xuyên cho gần 300 lao động. Để thúc đẩy công nghiệp chế biến lâm sản, những năm qua, UBND huyện đã có những cơ chế, chính sách về hỗ trợ thành lập mới doanh nghiệp, ưu tiên những doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu các sản phẩm nông, lâm sản. Đồng thời, tuyên truyền, khuyến khích và hỗ trợ người dân hình thành, phát triển rừng gỗ lớn, phục tráng thâm canh tre, luồng để nâng cao giá trị chất lượng nguồn lâm sản...

Đối với huyện Thường Xuân, sản xuất và chế biến lâm sản là ngành đã, đang góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và xóa đói, giảm nghèo cho địa phương. Trong nhiều năm qua, bằng các cơ chế khuyến khích đầu tư và việc hình thành các cụm công nghiệp đã tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp chuyên về sản xuất, chế biến lâm sản đầu tư vào địa phương, mở hướng tiêu thụ cho vùng nguyên liệu gỗ và tạo sự tin tưởng, gắn bó của người dân đối với công tác trồng rừng. Được đầu tư xây dựng từ năm 2016, đến nay Công ty CP Dokata Thường Xuân, tại cụm công nghiệp thị trấn Thường Xuân đã đi vào hoạt động ổn định, bước đầu khẳng định hiệu quả kinh tế và những nỗ lực, quyết tâm đầu tư của doanh nghiệp. Ông Phùng Văn Chấn, phó giám đốc điều hành Công ty CP Dokata Thường Xuân, cho biết: Khảo sát vùng nguyên liệu tại huyện Thường Xuân cho thấy, số lượng và chất lượng gỗ cơ bản đáp ứng yêu cầu chế biến 3 sản phẩm, là: Gỗ xẻ, gỗ bóc và gỗ băm. Ước tính, nếu hoạt động ổn định, doanh thu của nhà máy đạt khoảng 5 tỷ đồng/tháng, tạo việc làm cho 120 lao động. Ông Chấn cũng cho biết thêm, gỗ keo sau chế biến có giá trị tăng cao gấp 3 lần so với nguyên liệu xuất thô. Cuối năm 2018, đơn vị sẽ đầu tư thêm hệ thống sấy để sản xuất ván ép. Đồng thời, triển khai dự án cấp chứng chỉ FSC (chứng chỉ quản lý rừng bền vững) cho vùng nguyên liệu nhằm nâng cao chất lượng, giá trị vùng gỗ nguyên liệu, đáp ứng yêu cầu cao hơn của thị trường.

Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh có 188 doanh nghiệp hoạt động chế biến lâm sản. Trong đó, có 58 doanh nghiệp chế biến gỗ, 56 doanh nghiệp chế biến tre luồng, còn lại là doanh nghiệp chế biến các lâm sản khác. Với số lượng doanh nghiệp hiện có, bình quân mỗi năm chế biến và tiêu thụ được 5.000-10.000 m3 gỗ gia dụng và xây dựng, từ 30.000 – 110.000 m3 dăm gỗ, 20.000 - 75.000 m2 ván gỗ công nghiệp, ván ghép. Ngoài số lượng doanh nghiệp hiện có, trên địa bàn tỉnh còn có hơn 800 cơ sở và các làng nghề hoạt động chế biến lâm sản, chủ yếu sản xuất, chế biến đũa, mây tre đan các loại. Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh đều có quy mô nhỏ và vừa, khả năng ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất còn hạn chế nên chủ yếu chế biến và xuất sản phẩm thô, hiệu quả kinh tế chưa cao.

Cùng với việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ và thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp nhất là ở khu vực miền núi thì tỉnh ta đã triển khai nhiều dự án nhằm phát triển và quản lý bền vững, nâng cao giá trị cho vùng nguyên liệu, góp phần đẩy mạnh đầu tư vào công nghiệp chế biến lâm sản, như: Đề án Phát triển rừng trồng kinh doanh gỗ lớn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, Kế hoạch phát triển tre luồng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030... Đồng thời, giao nhiệm vụ cho các địa phương rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng theo hướng tăng diện tích rừng sản xuất, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế rừng ngày càng được cải thiện và nâng cao theo đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh. Bên cạnh đó, để thu hút đầu tư vào công nghiệp chế biến lâm sản đạt hiệu quả khả quan, các sở, ngành và các địa phương cần quan tâm, lồng ghép và bố trí nguồn kinh phí để xây dựng mạng lưới giao thông, hạ tầng các cụm công nghiệp, tạo sức hấp dẫn cho thu hút đầu tư; có phương án hỗ trợ dạy nghề, tìm kiếm đầu ra và các phương thức sản xuất mới nhằm duy trì và phát triển các ngành nghề, sản phẩm có nguồn gốc từ lâm sản.


Bài và ảnh: Lê Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]