(Baothanhhoa.vn) - Phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) được xem là xu thế tất yếu trong sản xuất nông nghiệp hiện đại nhằm tạo ra các sản phẩm an toàn, tăng năng suất, chất lượng, góp phần đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp. Nhận thức được vai trò trên, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp (DN) đầu tư ứng dụng CNC bằng nhiều giải pháp thiết thực và cụ thể.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) được xem là xu thế tất yếu trong sản xuất nông nghiệp hiện đại nhằm tạo ra các sản phẩm an toàn, tăng năng suất, chất lượng, góp phần đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp. Nhận thức được vai trò trên, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp (DN) đầu tư ứng dụng CNC bằng nhiều giải pháp thiết thực và cụ thể.

Thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Mô hình trồng dưa công nghệ cao của Công ty Great Farm, xã Xuân Khánh (Thọ Xuân).

Với mong muốn mang đến những sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, năm 2015, anh Lê Ngọc Đạt, Giám đốc Công ty CP Great Farm đã đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp CNC. Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp sạch của anh tại xã Xuân Khánh (Thọ Xuân) có quy mô 20 ha. Trong đó, có 7.000m2 trồng các loại như dưa lưới, dưa vàng, dưa lưới Nhật Bản... được ứng dụng CNC, diện tích còn lại anh sản xuất hàng nông sản như đậu tương, các loại rau màu... Với nguồn vốn gần 3 tỷ đồng, anh đầu tư sản xuất các loại giống có năng suất, chất lượng cao, đầu tư xây dựng hệ thống nhà màng phủ nilon. Bên cạnh đó, ứng dụng những công nghệ mới nhất vào sản xuất như công nghệ tưới nước nhỏ giọt của Israel, nhằm cung cấp nước vào rễ cây, giúp tiết kiệm 30-60% lượng nước và phân bón thông thường. Tuy vốn đầu tư cao nhưng diện tích này được cách ly với sâu bệnh gây hại, cho sản phẩm chất lượng cao. Không dừng lại ở sản xuất an toàn, anh Đạt còn nhận thiết kế, thi công nhà màng phủ nilon, chuyển giao kỹ thuật cho các cá nhân, đơn vị sản xuất NNCNC trong và ngoài tỉnh. Bằng sự kiên trì, chịu khó, mô hình NNCNC của anh đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm được bán ở các cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận. Trung bình mỗi năm lợi nhuận của mô hình trồng dưa CNC khoảng hơn 1 tỷ đồng. Anh Đạt cho biết: “Tuy đầu tư vào NNCNC ban đầu gặp nhiều khó khăn, nhưng ngoài sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè trong việc tìm kiếm nguồn vốn đầu tư vào sản xuất, công ty còn được UBND huyện tạo mọi điều kiện về mặt bằng và được hỗ trợ xây dựng đường giao thông”.

Xác định DN có vị trí quan trọng trong sự phát triển của NNCNC, những năm qua, huyện Thọ Xuân luôn quan tâm, tạo điều kiện cho DN tham gia đầu tư vào lĩnh vực này. Ông Lê Thọ Cường, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn UBND huyện Thọ Xuân, cho biết: Thời gian qua, huyện quan tâm thực hiện khâu đột phá trong phát triển nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ, hình thành vùng NNCNC và nâng cao giá trị sản xuất; đồng thời hỗ trợ DN trong việc tiếp cận đất đai một cách thuận lợi. Chính quyền địa phương, HTX phối hợp cùng người dân chuẩn bị các phương án thu hút DN, sẵn sàng tiếp nhận và triển khai kế hoạch đầu tư của DN; đơn giản thủ tục hành chính liên quan đến tích tụ đất đai và phát triển sản xuất quy mô lớn. Bảo vệ quyền lợi của các DN bằng các biện pháp quản lý hành chính Nhà nước. Hiện nay, trên địa bàn huyện có các DN đầu tư vào NNCNC, như: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển CNC Lam Sơn của Công ty CP Mía đường Lam Sơn, Công ty CP Great Farm, Công ty Phú Giang, Công ty CP Xây dựng và Đầu tư phát triển nông thôn Miền Tây... Bên cạnh đó, các HTX trên địa bàn cũng đẩy mạnh tích tụ ruộng đất sản xuất rau an toàn, sản xuất lúa giống và tiếp nhận, liên kết sản xuất NNCNC với các DN. Những điển hình trên đang tạo niềm tin để các DN yên tâm đầu tư ứng dụng quy trình sản xuất NNCNC.

Có thể thấy, việc thu hút DN đầu tư vào NNCNC là yếu tố quan trọng để hình thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn. NNCNC hiện đang là yêu cầu tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản, hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường. Thành công bước đầu của các dự án NNCNC của các DN trên địa bàn tỉnh, như: Sản xuất rau, quả thực phẩm sạch trong nhà mái che của Trung tâm NNCNC Lam Sơn; trồng dưa vàng tại Công ty CP Nông nghiệp hiện đại Tiến Nông; dự án trang trại bò sữa của Công ty CP Sữa Việt Nam – Vinamilk; trang trại chăn nuôi gà tập trung của Công ty CP Nông sản Phú Gia... ở các địa phương Thọ Xuân, Như Xuân, Như Thanh,... đã mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp tỉnh trong tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: Để thuận lợi hơn trong thu hút DN đầu tư vào NNCNC, các địa phương trong tỉnh cũng chủ động tích tụ ruộng đất, tạo điều kiện cho việc xây dựng các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn. Đến thời điểm hiện tại có khoảng 25 đơn vị cấp huyện thực hiện tích tụ ruộng đất. Ngoài ra, tỉnh cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó đối tượng được ưu tiên hỗ trợ là các DN đầu tư vào sản xuất và bao tiêu sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ðể tiếp tục thu hút DN đầu tư vào NNCNC, cần chú trọng triển khai nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ DN, nhất là đối với những sản phẩm mang tính lợi thế. Đồng thời, chú trọng việc xây dựng mối liên kết bền chặt giữa nông dân với DN tạo ra chuỗi giá trị hàng hóa dồi dào và chất lượng trên cơ sở khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế về đất đai, lao động... ở địa phương.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]