(Baothanhhoa.vn) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh hiện có 35 doanh nghiệp tham gia đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi, trong đó có 9 DN lớn với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh hiện có 35 doanh nghiệp tham gia đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi, trong đó có 9 DN lớn với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng.

Trang trại chăn nuôi bò sữa tại xã Phú Nhuận (Như Thanh) do Công ty CP Sữa Việt Nam - Vinamilk đầu tư.

Để từng bước tạo sự chuyển biến trong ngành chăn nuôi, những năm gần đây, tỉnh ta đã xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút các nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này. Sự tham gia của các DN trong lĩnh vực chăn nuôi đã hình thành nên những chuỗi cung ứng sản phẩm hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao và góp phần thay đổi nhận thức, thói quen của người dân trong sản xuất nông nghiệp.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh hiện có 35 DN tham gia đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi, trong đó có 9 DN lớn với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng. Đến nay, một số dự án đã hoàn thành công tác đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động ổn định. Điển hình như Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đầu tư tổ hợp trang trại bò sữa công nghệ cao tại địa bàn huyện Yên Định quy mô 16.000 con; trang trại chăn nuôi bò sữa Sao Vàng - Thọ Xuân, trang trại chăn nuôi bò sữa Phú Nhuận (Như Thanh) làm vùng nguyên liệu cho Nhà máy Sữa Lam Sơn của công ty tại Khu Công nghiệp Lễ Môn (TP Thanh Hóa). Công ty CP Nông sản thực phẩm Việt Hưng đầu tư trang trại chăn nuôi lợn ngoại tại xã Thành Tâm (Thạch Thành) với quy mô 6.000 lợn thịt ngoại và 700 lợn nái ngoại sinh sản. Dự án chăn nuôi bò Úc của Công ty CP Chăn nuôi Bá Thước đã nhập về tổng đàn gần 40.000 con. Công ty TNHH Thực phẩm sạch Phúc Vinh (Tĩnh Gia) với trang trại chăn nuôi gà công nghiệp quy mô 7.000 con, hàng tháng cung cấp ra thị trường khoảng 170.000 quả trứng. Thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là bếp ăn tập thể tại Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khách sạn, nhà hàng trên địa bàn huyện Tĩnh Gia.

Trang trại bò sữa số 1 của Vinamilk đã chính thức đi vào hoạt động tháng 3-2018, diện tích xây dựng 40 ha với vốn đầu tư 700 tỷ đồng. Trang trại được áp dụng công nghệ quản lý đàn Dairy Plan hiện đại nhất thế giới hiện nay, được thiết kế bởi Tập đoàn GEA Farm Technologies (Hoa Kỳ). Mỗi cá thể bò/bê được kết nối thẻ chip điện tử với hệ thống giám sát trung tâm để cập nhật thời gian ăn của bò. Khẩu phần ăn được tính toán tỷ lệ dinh dưỡng tối ưu, không dư lượng kháng sinh và thuốc trừ sâu để cho chất lượng sữa tươi nguyên liệu tốt nhất. Với hệ thống vắt sữa tự động khép kín, sữa tươi được chọn lọc và vận chuyển theo các đường ống lạnh từ 2-4 độ C, bảo đảm chất lượng nguồn sữa tươi nguyên liệu không chất bảo quản. Hiện nay, tổng đàn bò đã đạt 3.000 con và dự kiến sẽ tăng lên 4.000 con vào cuối năm 2018. Năng suất sữa tươi đạt khoảng 20 tấn/ngày. Vinamilk đang tiếp tục triển khai công tác đầu tư xây dựng các trang trại còn lại trong dự án tổ hợp dự án. Theo đó, từ nay đến cuối năm 2018, đơn vị sẽ triển khai xây dựng trang trại số 2, quy mô 4.000 con bò cao sản và khởi công trang trại bò sữa Organic công nghệ cao với quy mô 2.000 con.

Một số dự án chăn nuôi lớn khác cũng đang trong quá trình khẩn trương đầu tư, xây dựng, như: Tổ hợp 4 trang trại chăn nuôi lợn hàng hóa chất lượng cao trên địa bàn xã Giao An và xã Trí Nang (Lang Chánh), dự án ứng dụng công nghệ cao để chăn nuôi lợn giống, sản xuất thức ăn lên men và sản xuất phân bón của Công ty CP Thức ăn chăn nuôi Thái Dương (Ngọc Lặc)...; cùng hàng chục các dự án chăn nuôi lợn, gia cầm đang được triển khai tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững trên cơ sở tổ chức phát triển đàn vật nuôi chủ lực có lợi thế gắn với nhu cầu của thị trường. Do vậy, việc thu hút DN tham gia đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển dịch từ chăn nuôi phân tán sang chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại ứng dụng công nghệ cao và chuỗi khép kín. Để tạo thuận lợi cho các DN trong quá trình tìm hiểu, triển khai công tác đầu tư xây dựng, ngành nông nghiệp cần tiếp tục tăng cường dự tính, dự báo về thị trường trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu để tiếp tục điều chỉnh quy mô đàn gia súc, gia cầm phù hợp với nhu cầu. Đồng thời, các ngành liên quan cần tiếp tục tham mưu cho tỉnh xây dựng, ban hành và thực thi các cơ chế khuyến khích DN đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi; tạo điều kiện thuận lợi trong công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ thủ tục hành chính nhanh, gọn... để tạo sức hấp dẫn cho các DN khi đầu tư vào lĩnh vực này.


Bài và ảnh: Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]