(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, nhờ thực hiện đồng bộ, sáng tạo các giải pháp nên “khoảng trống” trong thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Như Thanh dần được thu hẹp. Nhiều dự án lớn, nhiều chuỗi sản xuất và hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm được hình thành, tạo những “cú hích” quan trọng để địa phương xây dựng ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở huyện Như Thanh

Những năm gần đây, nhờ thực hiện đồng bộ, sáng tạo các giải pháp nên “khoảng trống” trong thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Như Thanh dần được thu hẹp. Nhiều dự án lớn, nhiều chuỗi sản xuất và hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm được hình thành, tạo những “cú hích” quan trọng để địa phương xây dựng ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở huyện Như Thanh

Trang trại chăn nuôi bò sữa tại xã Phú Nhuận (Như Thanh).

Xác định nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực khó thu hút đầu tư nên thời gian qua, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tập trung xác định lại tiềm năng, thế mạnh để tham mưu cho UBND huyện Như Thanh đưa ra những giải pháp thu hút đầu tư phù hợp. Với điều kiện, diện tích tự nhiên rộng, hệ thống đồi núi thấp màu mỡ, khí hậu ôn hòa chính là điều kiện thuận lợi để phát triển trồng trọt và chăn nuôi, do đó, huyện tạo điều kiện về quỹ đất, hành lang pháp lý và chính sách khuyến khích phù hợp để kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào 2 lĩnh vực này. Riêng 4 tháng đầu năm 2019, trên địa bàn huyện đã thu hút được 2 doanh nghiệp vào đầu tư là Công ty Đầu tư trang trại TNHH Ao Trời đầu tư phát triển trang trại chăn nuôi lợn ngoại quy mô 3.600 lợn nái, 6.000 con lợn thịt/lứa, chế biến nông sản làm thức ăn chăn nuôi khoảng 5.000 tấn/năm tại xã Xuân Khang tổng kinh phí đầu tư gần 80 tỷ đồng và Công ty TNHH MTV Thuận Phát xây dựng, phát triển trang trại kết hợp nuôi gà Đông Tảo tại xã Xuân Du.

Điểm nhấn trong thu hút doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện Như Thanh những năm gần đây chính là dự án đầu tư trang trại chăn nuôi bò sữa Thanh Hóa 2 của Công ty CP Sữa Việt Nam tại xã Phú Nhuận. Dự án được ứng dụng công nghệ hiện đại với quy mô 2.000 con bò, tổng vốn đầu tư hơn 224 tỷ đồng, trên diện tích 34 ha. Sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, hiện năng suất sữa bình quân tại trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 đạt 29,2 lít/con/ngày, tổng sản lượng toàn trang trại đạt hơn 58.000 lít/ngày. Việc đầu tư dự án này không chỉ mang lại diện mạo mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Như Thanh mà còn góp phần đưa kỹ thuật chăn nuôi bò sữa nhân rộng trong nhân dân, cung cấp nguồn sữa tươi nguyên liệu đạt chất lượng cao cho nhà máy chế biến. Mặt khác, trang trại là nơi cung cấp bò sữa giống có chất lượng tốt, phục vụ cho mục tiêu nhân đàn. Theo đánh giá của đại diện dự án, từ khi trang trại đi vào hoạt động, hàng nghìn hộ dân của các huyện Như Thanh, Thọ Xuân, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc đã ký hợp đồng cung cấp nguyên liệu làm thức ăn nuôi bò sữa cho công ty. Theo đó, gần 300 ha đất bị hoang hóa, cằn cỗi khó canh tác ở các địa phương đã được người dân tận dụng trồng ngô chăn nuôi, mang lại thu nhập khoảng 90-110 triệu đồng/ha, góp phần ổn định cuộc sống, xóa đói giảm nghèo cho lao động vùng nông thôn, miền núi.

Theo thống kê của UBND huyện Như Thanh, tính đến hết tháng 4-2019, trên địa bàn huyện đã thu hút được 25 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; trong đó, có 1 dự án chăn nuôi bò sữa; 15 doanh nghiệp liên kết đầu tư vào chăn nuôi gà, lợn; 1 doanh nghiệp chế biến phân bón hữu cơ và một số doanh nghiệp đầu tư phát triển trang trại tổng hợp. Đạt được kết quả trên nhờ huyện luôn tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn. Đồng thời, huy động nguồn lực để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng bảo đảm cho việc đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, ngoài việc thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện còn hướng dẫn, chỉ đạo các xã, thị trấn, HTX nông nghiệp trên địa bàn tìm kiếm đối tác, doanh nghiệp có uy tín để bao tiêu sản phẩm nông nghiệp cho người dân. Theo đó, hằng năm, có hơn 1.500 ha mía, gần 300 ha rau màu, ớt xuất khẩu, dược liệu, cây ăn quả... trên địa bàn huyện được tiêu thụ thông qua hợp đồng liên kết.

Ông Vũ Văn Tuấn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Như Thanh, khẳng định: Chủ trương thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đang được triển khai đồng bộ, sâu rộng và số dự án thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện bắt đầu tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng. Để “dọn đường” cho việc áp dụng công nghệ cao, “hút” doanh nghiệp vào đầu tư trong ngành nông nghiệp, những năm qua, huyện đã hỗ trợ doanh nghiệp về thủ tục thuê đất. Hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi, đường giao thông, hệ thống điện tại khu vực sản xuất, kinh doanh... được đầu tư, mở rộng nhằm tạo thuận lợi cho việc đưa máy móc cơ giới vào sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó, chính sách bao tiêu sản phẩm, xây dựng bảo hộ thương hiệu cho nông sản và các loại hàng hóa nông nghiệp khác được chú trọng.

Bài và ảnh: Lê Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]