(Baothanhhoa.vn) - Điệp khúc “được mùa, rớt giá” trong sản xuất nông nghiệp không còn xa lạ trong nhiều năm qua. Mặc dù các sở, ngành có liên quan và chính quyền các địa phương đã nỗ lực thực hiện các giải pháp về kết nối cung cầu, tìm kiếm thị trường đầu ra sản phẩm nông sản, rồi những cuộc “giải cứu” cũng đã được thực hiện. Thế nhưng “kịch bản” này vẫn cứ tái diễn, mà chưa thể tìm ra được giải pháp căn cơ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tháo gỡ khó khăn cho tình trạng “được mùa, rớt giá” trong sản xuất nông nghiệp

Điệp khúc “được mùa, rớt giá” trong sản xuất nông nghiệp không còn xa lạ trong nhiều năm qua. Mặc dù các sở, ngành có liên quan và chính quyền các địa phương đã nỗ lực thực hiện các giải pháp về kết nối cung cầu, tìm kiếm thị trường đầu ra sản phẩm nông sản, rồi những cuộc “giải cứu” cũng đã được thực hiện. Thế nhưng “kịch bản” này vẫn cứ tái diễn, mà chưa thể tìm ra được giải pháp căn cơ.

Công nhân Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế An Việt phân loại khoai tây.

Còn nhớ, thời điểm đầu năm 2018, thời tiết thuận lợi cho các loại cây trồng ưa lạnh phát triển, nên bắp cải ít sâu bệnh, đạt năng suất cao, nhưng giá bán thì rất thấp. 1 cây bắp cải có trọng lượng 1,2 đến 1,5 kg, song giá bán chỉ được 1.500 đến 2.000 đồng, nhiều diện tích còn không có người thu mua, để già, úa ngay trên ruộng.

Đến đầu tháng 4-2018, khi khoai tây vụ đông xuân bước vào thời kỳ thu hoạch rộ. Bà con nông dân tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh mừng thầm vì đạt năng suất cao, hứa hẹn sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn các vụ trước. Thế nhưng, kỳ vọng tăng thêm thu nhập của các hộ dân nhanh chóng bị dập tắt, bởi doanh nghiệp thu mua khoai tây với giá thấp, chỉ 4.700 đồng/kg đối với loại I, 4.000 đồng/kg đối với loại II và 2.000 đồng/kg đối với loại III, giảm xuống gần một nửa giá so với cùng kỳ vụ trước.

Không lâu sau đó, tháng 5-2018, vải vào vụ thu hoạch, đầu vụ, giá 1kg đạt mức 35.000-40.000 đồng/kg, nhưng chỉ được khoảng 1 tuần sau, khi vải bước vào thời điểm chín và thu hoạch rộ, giá bán nhanh chóng tụt dốc xuống chỉ còn 5.000 đến 6.000 đồng/kg tại gốc. Giá bán không đủ để thuê nhân công thu hái, nên nhiều gia đình không có nhân công đành để chín rụng.

Gần đây nhất là tình trạng rớt giá của sản phẩm dứa gai. Chưa bao giờ, người trồng dứa gai trên địa bàn tỉnh phải đối diện với việc giá dứa gai giảm sâu như năm nay. Thời điểm trung tuần tháng 6-2018, tại các cánh đồng dứa gai được người dân xã Hà Long, huyện Hà Trung bán với giá 2.000 - 2.500 đồng/kg đối với loại I, loại II có giá 1.500-1.800 đồng/kg, loại dứa bi thì chỉ được bán với giá 1.000 đồng/kg. Đây cũng là mức giá bán chung của các cánh đồng dứa trên địa bàn tỉnh. Theo tính toán của các hộ dân trồng dứa gai, chi phí để sản xuất 1kg dứa gai tối thiểu phải mất 3.000 đồng/kg, trong khi giá bình quân chỉ đạt 2.000 đồng/kg, nên người dân bị thua lỗ nặng. Nhưng điều đáng nói ở đây là, mặc dù giá dứa gai giảm thấp, song nhiều diện tích trồng dứa vẫn không có người mua.

Theo phân tích của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguyên nhân khiến điệp khúc “được mùa, rớt giá” của các loại nông sản trong nhiều năm qua nói chung và năm 2018 nói riêng cứ tiếp diễn là do: Công tác quản lý và thực hiện định hướng sản xuất từng ngành hàng, từng sản phẩm còn hạn chế, sản xuất còn mang tính tự phát, phong trào, quy mô không ổn định. Việc sản xuất lại tiến hành đồng loạt, với diện tích lớn, dẫn đến kỳ thu hoạch đồng loạt, trong khi đó nhiều diện tích không thực hiện liên kết sản xuất, thị trường tiêu thụ chủ yếu là nội tỉnh, nên cung vượt quá cầu, hệ lụy là bị rớt giá thê thảm. Việc sản xuất chưa tập trung, chưa có nhiều chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản, công tác ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất tạo ra sản phẩm chất lượng cao chưa nhiều; khâu chế biến chưa phát triển, nhiều nông sản vẫn xuất thô, khiến chất lượng, giá trị các loại nông sản thấp. Trong khi đó, việc xúc tiến kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn của các sở, ngành, các địa phương tuy đã có cố gắng song vẫn còn hạn chế, đến nay số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp khoảng 755 doanh nghiệp, chỉ chiếm 6,7% tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh, phần nhiều là các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phục vụ sản xuất; số lượng doanh nghiệp tiêu thụ nông sản còn ít, lại thiếu và yếu về vốn, quy mô nhỏ và thiếu sự liên kết với người dân, chưa gắn kết giữa sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nên việc tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn.

Ngoài các nguyên nhân chủ quan, việc nhiều nông sản rớt giá còn bởi một số nguyên nhân khách quan, như: Điều kiện thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp, thường khi thuận lợi về điều kiện thời tiết thì tất cả các loại nông sản đều được mùa, ngược lại khi mất mùa thì lại không có nông sản để tiêu thụ. Trình độ sản xuất, tập quán canh tác của một số địa phương còn hạn chế, vẫn tự phát sản xuất theo ý thích; vừa không tuân thủ theo định hướng của cơ quan chuyên môn, vừa hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ, dẫn đến năng suất, sản lượng thấp, chi phí cao. Thị trường tiêu thụ nông sản gặp khó khăn, chưa có thị trường tiêu thụ nông sản một cách ổn định, nhất là đối với nông sản của tỉnh, ngoài tiêu thụ nội địa thì chủ yếu là thị trường xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc, do vậy khi bị đóng cửa thị trường này sẽ dẫn đến tình trạng sản phẩm không tiêu thụ được.

Trước hiện tượng rớt giá, khó tiêu thụ một số nông sản trong thời gian qua, ngành nông nghiệp đã kịp thời nắm bắt, chỉ đạo hướng dẫn các giải pháp khắc phục; báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh để chỉ đạo xử lý; cung cấp tình hình, giới thiệu thị trường, động viên và kêu gọi doanh nghiệp thu mua nông sản hỗ trợ nông dân; hướng dẫn các địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ, qua đó đã giảm thiểu tối đa thất thiệt cho nhân dân. Cùng với đó, đẩy mạnh, thu hút các doanh nghiệp đến tìm hiểu và nghiên cứu đầu tư thông qua công tác hội chợ, triển lãm, cải cách thủ tục hành chính. Về lâu dài, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã định hướng mục tiêu, giải pháp để các địa phương trong tỉnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo quy mô sản xuất hàng hóa lớn, nâng cao sức cạnh tranh, tạo thị trường ổn định, thu hút doanh nghiệp đầu tư.

Để hướng đến nền nông nghiệp phát triển bền vững, không còn tái diễn tình trạng “được mùa, rớt giá” của các loại nông sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang tiếp tục tham mưu cho tỉnh hoàn thiện cập nhật quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có nội dung về nông nghiệp; hoàn chỉnh, trình phê duyệt các đề án được giao, nhất là đề án tích tụ tập trung đất đai, phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát có hiệu quả việc thực hiện các đề án phát triển vùng nguyên liệu như mía, gai xanh, sắn và định hướng kế hoạch các đối tượng cây ăn quả có múi, dứa gai, các loại rau quả thực phẩm, nhằm hạn chế tình trạng sản xuất không theo mục tiêu, kế hoạch và nhu cầu thị trường làm cho tăng diện tích, tăng sản lượng, dư thừa và rớt giá nông sản. Cùng với đó, chủ động kêu gọi nhiều hơn các doanh nghiệp vào đầu tư liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản thông qua việc đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư.

Đây cũng là vấn đề mà các đại biểu HĐND tỉnh chất vấn lãnh đạo Sở Nông nghiệp tại Kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh khóa XVII.


Bài và ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]