(Baothanhhoa.vn) - Sáng 9 - 10, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt năm 2021. Đồng chí Nguyễn Đức Quyền - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Thanh Hóa triển khai kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt năm 2021

Sáng 9 - 10, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt năm 2021. Đồng chí Nguyễn Đức Quyền - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Thanh Hóa triển khai kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt năm 2021

Toàn cảnh hội nghị.

Năm 2020, khắc phục những khó khăn về điều kiện thời tiết, khí hậu, ảnh hưởng của dịch bệnh, toàn tỉnh đã gieo trồng được 408.099 ha cây trồng hàng năm, đạt 99.5% kế hoạch, giảm 6.205 ha so với cùng kỳ. Tuy diện tích giảm, song năng suất các cây trồng, nhất là các cây trồng chủ lực đạt cao, nên sản lượng lương thực có hạt của toàn tỉnh vẫn đạt hơn 1,56 triệu tấn, đạt 100% kế hoạch.

Trong năm, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện và đạt được những kết quả tích cực, với diện tích chuyển đổi trong năm đạt 5.920 ha đất trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp sang trồng các loại cây đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.

Các sản phẩm trồng trọt chủ lực, lợi thế tiếp tục duy trì, phát triển gắn với tổ chức sản xuất quy mô lớn và bao tiêu sản phẩm ngày càng được mở rộng, như: Lúa thâm canh 158.000 ha, ngô thâm canh 20.000 ha, mía nguyên liệu thâm canh 15.000 ha, rau an toàn 12.500 ha, cây ăn quả tập trung 7.000 ha, cây thức ăn chăn nuôi 12.700 ha.

Sản xuất tập trung theo chuỗi giá trị tiếp tục được triển khai mở rộng, các mô hình liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm trồng trọt tiếp tục được nhân rộng tại nhiều địa phương, với tổng diện tích liên kết trong năm đạt 60.500 ha.

Trên cơ sở làm rõ nguyên nhân các vấn đề tồn tại, hạn chế, phân tích những thuận lợi, khó khăn trong thời gian tới mà Ngành nông nghiệp phải đối mặt, năm 2021 tỉnh Thanh Hóa xây dựng kế hoạch gieo trồng 407.000 ha cây trồng hàng năm. Trong đó, vụ đông 50.000 ha, vụ đông xuân 201.000 ha, vụ thu mùa 156.000 ha, sản lượng lương thực đạt trên 1,5 triệu tấn. Giá trị sản xuất bình quân đạt 92 triệu đồng/ha trở lên. Trong năm, phấn đấu tích tụ, tập trung được 2.540 ha trở lên để phát triển sản xuất trồng trọt nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao.

Thanh Hóa triển khai kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt năm 2021

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận các giải pháp để thực hiện đạt và vượt mục tiêu, kế hoạch đề ra trong sản xuất ngành trồng trọt năm 2021, trong đó tập trung vào một số giải pháp, như: Xây dựng, ban hành kế hoạch, phương án, chỉ tiêu sản xuất đến từng địa phương cơ sở; nâng cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong sản xuất; tăng cường kết nối với doanh nghiệp trong liên kết sản xuất theo hướng tích tụ, tập trung quy mô lớn đối với các sản phẩm chủ lực; đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai sản xuất quy mô lớn, công nghệ cao; tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp…

Thanh Hóa triển khai kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt năm 2021

Đồng chí Nguyễn Đức Quyền - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền đánh giá: Năm 2020, ngành nông nghiệp chịu ảnh hưởng của diễn biến thời tiết khí hậu phức tạp, khó lường, nhất là tình trạng nắng hạn kéo dài, song lĩnh vực trồng trọt trong năm 2020 đạt kết quả toàn diện trên cả 3 vụ. Giá trị sản xuất toàn ngành và trên đơn vị diện tích sản xuất đều tăng; chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao, trong đó mô hình liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp, HTX và bà con nông dân đã và đang có tác động lớn đến việc nâng cao giá trị sản xuất, ổn định sản xuất nông nghiệp.

Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế của ngành sản xuất nông nghiệp trong tỉnh, đơn cử như: Giá trị sản xuất tăng chậm, các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi còn hạn chế. Công tác chỉ đạo sản xuất tại một số địa phương chưa thực sự quyết liệt.

Đồng chí nhấn mạnh, năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch phát triển trồng trọt cho giai đoạn 2021 - 2025, có tính chất quyết định và là tiền đề cho các năm tiếp theo. Do đó, đề nghị ngành nông nghiệp và các địa phương tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển trồng trọt nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung để góp phần cùng toàn tỉnh thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh.

Theo đó, đề nghị ngành nông nghiệp cùng với chính quyền các địa phương xác định cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ, nhất là đối với đối tượng cây trồng chủ lực, đưa thêm cây gai và cây thức ăn gia súc vào cơ cấu cây trồng của tỉnh. Xây dựng, ban hành kế hoạch sản xuất, có phương án sản xuất cụ thể cho từng loại cây trồng.

Tăng cường liên kết trong sản xuất trồng trọt, coi trọng các sản phẩm có nhà máy chế biến. Đẩy mạnh đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, trong đó chú trọng phát triển kinh tế tập thể, liên kết sản xuất, tuân thủ nghiêm các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Quản lý nghiêm việc tự phát mở rộng các loại cây trồng không có liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm.

Hương Thơm


Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]