(Baothanhhoa.vn) - Chiều 21-4, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị nghe báo cáo đánh giá tình hình thực hiện khâu đột phá về phát triển hạ tầng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu giai đoạn 2021-2025.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thanh Hóa đánh giá tình hình thực hiện khâu đột phá về phát triển hạ tầng giai đoạn 2016-2020

Chiều 21-4, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị nghe báo cáo đánh giá tình hình thực hiện khâu đột phá về phát triển hạ tầng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu giai đoạn 2021-2025.

Thanh Hóa đánh giá tình hình thực hiện khâu đột phá về phát triển hạ tầng giai đoạn 2016-2020

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm phát biểu tại hội nghị.

Đồng chí Mai Xuân Liêm Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có đại diện các sở, ban, ngành liên quan; Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh.

Phát triển hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII là 1 trong 4 khâu đột phá của nhiệm kỳ 2015-2020. Theo đó, giai đoạn 2016-2020 đã thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới 29 nhiệm vụ quy hoạch chủ yếu trên tất cả các lĩnh vực về kinh tế- xã hội. Hiện nay, Thanh Hóa là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai lập quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14. Đồng thời, HĐND, UBND tỉnh cũng đã ban hành một số cơ chế, chính sách, đề án khuyến khích và tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Kết quả huy động các nguồn lực thực hiện khâu đột phá hạ tầng kinh tế xã hội đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tổng nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội trên địa bàn giai đoạn 2016-2020 là 97.343 tỷ đồng, với nhiều công trình quan trọng như: Cảng hàng không Thọ Xuân; các khu bến tổng hợp và chuyên dụng tại cảng Nghi Sơn; đại lộ Nam sông Mã, giai đoạn 1; bệnh viện Ung bướu… Thu hút được 13 dự án ODA với tổng vốn đầu tư 393,6 triệu USD; 226 chương trình, dự án phi chính phủ với tổng vốn đầu tư 30,3 triệu USD; 976 dự án đầu tư trực tiếp. Thanh Hóa đứng thứ 8 cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một số dự án đã hoàn thành, đưa vào vận hành, sử dụng tạo động lực tăng trưởng và đột phá trong phát triển kinh tế, như: Khu đô thị mới Trung tâm TP Thanh Hóa; khu đô thị Đông Hải, TP Thanh Hóa; quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn; nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn, giai đoạn 1…

Thanh Hóa đánh giá tình hình thực hiện khâu đột phá về phát triển hạ tầng giai đoạn 2016-2020

Đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại hội nghị.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện khâu đột phá về phát triển hạ tầng vẫn còn những tồn tại, hạn chế, như: Nguồn vốn đầu tư công dành cho đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội gặp nhiều khó khăn; huy động vốn từ các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội của tỉnh tuy được quan tâm đầu tư nhưng còn thiếu, chưa đồng bộ, nhất là hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu vực miền núi. Các dự án theo hình thức PPP trong danh mục kêu gọi của tỉnh chưa được nhà đầu tư quan tâm. Chất lượng của một số quy hoạch còn thấp, chưa đồng bộ; công tác giải phóng mặt bằng, giao đất cho nhà đầu tư còn nhiều vướng mắc…

Thanh Hóa đánh giá tình hình thực hiện khâu đột phá về phát triển hạ tầng giai đoạn 2016-2020

Đại diện lãnh đạo sở Giao thông - vận tải đóng góp ý kiến vào dự thảo báo cáo,

Dự thảo báo cáo đã đưa ra một số chỉ tiêu cho giai đoạn 2021 – 2025, như: Tiếp tục huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực xã hội để tạo sự đột phá về phát triển hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại để khắc phục những điểm nghẽn, tạo động lực cho phát triển kinh tế- xã hội nhanh và bền vững; tập trung vào các lĩnh vực, cụ thể như: Hạ tầng giao thông; hạ tầng Khu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và hạ tầng đô thị.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm đánh giá cao sự tổng hợp, đánh giá kết quả đạt được trong phát triển hạ tầng của Sở Kế hoạch và đầu tư. Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng khẳng định, phát triển hạ tầng ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, được Đại hội Đảng bộ tỉnh xác định trong Nghị quyết, được coi là 1 trong 4 khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Giai đoạn 2016 đến nay, phát triển hạ tầng đã có những đóng góp đáng kể cho phát triển trên nhiều lĩnh vực của tỉnh, nhất là trong sản xuất và các lĩnh vực kinh tế. Đây là hoạt động đã có chủ trương, có chính sách, có nguồn lực, có những chỉ đạo thực hiện của tỉnh được triển khai đồng bộ, hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, báo cáo cần làm rõ thêm những tồn tại, hạn chế và đánh giá từng nguyên nhân cụ thể cả về chủ quan lẫn khách quan để đưa ra các giải pháp tháo gỡ sát với tình hình thực tế. Đồng chí yêu cầu các ngành, địa phương, đơn vị trên cơ sở 6 nhóm giải pháp đã nêu trong dự thảo báo cáo phải rà soát, cụ thể hóa chi tiết các nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình và có văn bản gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 28-4.

Về nhiệm vụ, mục tiêu và các giải pháp cho giai đoạn 2021 - 2025, đồng chí yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ vào những cơ sở thực tiễn, chủ trương của Chính phủ, của tỉnh về phát triển hạ tầng để đề ra các mục tiêu và giải pháp phù hợp; để phát triển hạ tầng thực sự trở thành yếu tố tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Sở Kế hoạch và Đầu tư sớm hoàn chỉnh lại báo cáo trên cơ sở các ý kiến tại hội nghị để trình UBND tỉnh.

Khánh Phương


Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]