(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay các địa phương trong tỉnh đang tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ và chăm sóc cây trồng vụ mùa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ và chăm sóc cây trồng vụ mùa

Hiện nay các địa phương trong tỉnh đang tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ và chăm sóc cây trồng vụ mùa.

Nông dân xã Thịnh Lộc (Hậu Lộc) chăm sóc cây trồng sau bão số 3.

Do ảnh hưởng của mưa lớn và ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, nhiều diện tích lúa mùa và một số cây trồng khác trên địa bàn tỉnh bị ngập úng, thiệt hại. Theo báo cáo của các huyện, thành phố, đến ngày 27-7, toàn tỉnh vẫn còn 19.276,4 ha cây trồng bị ngập úng. Trong đó, diện tích lúa mùa bị ngập úng là 12.150,3 ha; ngô 1.129,7 ha; rau, đậu các loại 2.088,3 ha...

Ðể chăm sóc, bảo vệ cây trồng vụ mùa 2018, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phân công cán bộ tăng cường về cơ sở, trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn các biện pháp chăm sóc và bảo vệ lúa mùa và rau màu hè thu. Quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ nhằm đảm bảo thành công các mô hình “cánh đồng lớn”, “cánh đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm” cho nông dân. Đồng thời, đề nghị các địa phương và các Công ty khai thác công trình thủy lợi tranh thủ thủy triều, vận hành tối đa công suất các trạm bơm bằng mọi biện pháp, khẩn trương khoanh vùng tiêu, rút nước chống úng cho lúa. Các huyện, thành phố khẩn trương kiểm tra, đánh giá, phân loại mức độ thiệt hại của từng vùng, từng cánh đồng để có biện pháp chỉ đạo khắc phục và chăm sóc kịp thời, phù hợp. Chỉ đạo các xã, thị trấn vận động nông dân cấy dặm cho những diện tích lúa bị thiệt hại. Đối với diện tích lúa mới cấy, lúa mới gieo sạ bị ngập úng, nguy cơ chết cao, ngoài việc khẩn trương tiêu úng phải tiến hành chắm dặm, chăm sóc bằng các loại phân hữu cơ vi sinh, phân bón lá để lúa nhanh hồi phục và đẻ nhánh bảo đảm mật độ. Đối với diện tích lúa không tiêu úng được, lúa chết trên 70%, phải lựa chọn các giống ngắn ngày như: P6 đột biến, SV181, Thanh ưu 4, TH 3-5, VL 20... Đối với diện tích lúa đã bị chết, phải khẩn trương gieo cấy lại, chậm nhất phải hoàn thành xong trước ngày 10-8. Nếu tình hình thời tiết không thuận lợi, tiếp tục mưa úng kéo dài, phải thực hiện thay thế bằng các cây trồng khác phù hợp, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng ruộng bị bỏ hoang.

Đối với cây trồng cạn, những diện tích bị ngập úng nhưng còn có khả năng hồi phục được cần xới xáo, phá váng, vun gốc kết hợp trồng dặm các cây bị khuyết; chăm sóc bổ sung, kết hợp sử dụng chế phẩm kích thích sinh trưởng giúp cây phục hồi nhanh. Khi cây trồng đã hồi phục cần bón đủ lượng phân theo quy trình của từng loại cây trồng đã được hướng dẫn; ưu tiên sử dụng phân NPK chuyên dùng cho từng loại cây trồng theo các giai đoạn sinh trưởng. Đối với cây ngô và rau màu bị thiệt hại hoàn toàn, cần chuẩn bị hạt giống ngô ngắn ngày, hạt giống rau màu để gieo trồng lại khi thời tiết thuận lợi, nhất là các loại rau ngắn ngày để đảm bảo nguồn rau cung cấp cho thị trường và bù đắp lại những thiệt hại đã mất do mưa lũ vừa qua...

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị kịp thời thống kê chính xác diện tích cây trồng bị thiệt hại theo đúng quy định tại Nghị định 02/2017/NĐ-CP, ngày 9-1-2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Báo cáo tình hình thiệt hại và công tác triển khai khắc phục hậu quả do mưa lớn gây ra về Văn phòng Thường trực Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo quy định.


Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]