(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, diện tích lúa chiêm xuân sớm trên địa bàn tỉnh đang trong giai đoạn làm đòng; trà chính vụ trong giai đoạn đứng cái, làm đòng, trà muộn đang đẻ nhánh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, nên trên một số diện tích lúa đã xuất hiện một số loại sâu, bệnh gây hại.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tập trung chăm sóc và bảo vệ lúa chiêm xuân

Hiện nay, diện tích lúa chiêm xuân sớm trên địa bàn tỉnh đang trong giai đoạn làm đòng; trà chính vụ trong giai đoạn đứng cái, làm đòng, trà muộn đang đẻ nhánh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, nên trên một số diện tích lúa đã xuất hiện một số loại sâu, bệnh gây hại.

Tập trung chăm sóc và bảo vệ lúa chiêm xuân

Nông dân xã Quảng Phong (Quảng Xương) thăm đồng, kiểm tra tình hình sâu, bệnh. Ảnh: Hương Thơm

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 28-3, trên lúa xuất hiện một số sâu, bệnh hại như: Bệnh đạo ôn lá gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng, tỷ lệ hại phổ biến 3 - 5%, cao 10 - 15%, cục bộ cao 20 - 22%, với tổng diện tích nhiễm 46,9 ha. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn gây hại nhẹ tại các huyện Tĩnh Gia, Bá Thước, Thường Xuân, tỷ lệ hại phổ biến 5 - 10%, cao 12 - 14%. Bệnh khô vằn phát sinh gây hại tại các huyện Quảng Xương, Yên Định, Thường Xuân, tỷ lệ hại phổ biến 3 - 10%, cao 20 – 40%, diện tích nhiễm 31,1 ha. Rầy nâu, rầy lưng trắng mật độ phổ biến 15 - 70 con/m2, cao 90 - 250 con/m2, chủ yếu tuổi 4, 5. Sâu cuốn lá nhỏ đỉnh lứa 2 xuất hiện rải rác, mật độ 1 - 2 con/m2, cao 5 - 10 con/m2, chủ yếu tuổi 1, 2, một số huyện xuất hiện tuổi 3, 4. Sâu đục thân 2 chấm lứa 2 phát sinh gây hại nhẹ, chủ yếu tuổi 1, 2, tỷ lệ hại phổ biến 0,4 – 1%, cao 2 – 5%. Ngoài ra còn xuất hiện chuột gây hại nhẹ đến trung bình tại các huyện: Bá Thước, Ngọc lặc, Như Xuân, Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Triệu Sơn, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia, thị xã Bỉm Sơn và TP Sầm Sơn; tỷ lệ hại phổ biến 3 - 5%, cao 14 - 25%, tổng diện tích bị hại 113,7 ha (5,2 ha nặng).

Để chăm sóc, bảo vệ diện tích lúa chiêm xuân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị chính quyền các địa phương thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh để chỉ đạo, hướng dẫn biện pháp phòng, trừ kịp thời. Đồng thời, khuyến cáo bà con nông dân thường xuyên thăm, bám sát đồng ruộng, phát hiện kịp thời các loại sâu bệnh phát sinh, phát triển để thực hiện phòng, trừ. Khi các loại sâu bệnh có tỷ lệ hại nặng đến mức phải phun trừ, bà con nên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp và thực hiện nghiêm nguyên tắc “4 đúng” trong quá trình phun.

Hương Thơm


Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]