(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, thời tiết có những diễn biến bất thường không thuận lợi cho thủy sản nuôi trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Do đó, việc tập trung chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh luôn được các địa phương và người nuôi thả chú trọng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tập trung chăm sóc, phòng bệnh cho thủy sản vụ xuân hè

Hiện nay, thời tiết có những diễn biến bất thường không thuận lợi cho thủy sản nuôi trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Do đó, việc tập trung chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh luôn được các địa phương và người nuôi thả chú trọng.

Tập trung chăm sóc, phòng bệnh cho thủy sản vụ xuân hè

Khu nuôi tôm công nghiệp xã Thanh Thủy (Tĩnh Gia).

Ông Lê Văn Quang, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa), chia sẻ: Gia đình có 8 ao nuôi thủy sản với diện tích gần hơn 2.000m2. Trước khi vào mùa nuôi thả, gia đình ông đã sớm chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho vụ nuôi thả mới như tu bổ bờ đầm, tiến hành tháo kiệt nước, thu gom rong rêu, cải tạo đáy, diệt khuẩn, diệt tạp và ổn định độ pH bằng vôi bột... Được ngành chuyên môn khuyến cáo, gia đình thường xuyên kiểm tra ao đầm, thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật để bảo vệ thủy sản đã nuôi thả.

Được biết, xã Hoằng Phụ hiện có 247 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là nuôi quảng canh cải tiến và tôm công nghiệp với sản lượng đạt 2.000 tấn/năm. Thời điểm giao mùa, thời tiết bất lợi có thể làm giảm sức đề kháng, phát sinh dịch bệnh cho thủy sản nên bên cạnh việc chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức tập huấn kỹ thuật hướng dẫn người nuôi các biện pháp chăm sóc, phòng, trừ dịch bệnh cho các đối tượng nuôi thả, UBND xã đã chỉ đạo HTX dịch vụ nông nghiệp phối hợp điều tiết tốt nguồn nước phục vụ nuôi thả. Trước đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã tổ chức tập huấn kỹ thuật cho người nuôi trồng thủy sản. Địa phương cũng quan tâm, siết chặt công tác quản lý, kiểm soát con giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản, góp phần hạn chế tình trạng con giống kém chất lượng, ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi trồng thủy sản tại địa phương.

Năm 2020, toàn tỉnh thả nuôi 19.500 ha thủy sản, phấn đấu sản lượng đạt 55.000 tấn. Trong đó, diện tích nuôi nước mặn và lợ hơn 11.000 ha, chủ yếu nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, ngao, cá bống bớp; diện tích nuôi nước ngọt tập trung vào các loại cá truyền thống, như: Trắm, trôi, mè... Đến đầu tháng 5-2020, các hộ nuôi trồng thủy sản trong tỉnh cơ bản hoàn thành việc xuống giống. Để đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra, các địa phương vận động, hướng dẫn nông dân tận dụng tối đa diện tích mặt nước, tiếp tục chuyển đổi những diện tích trồng lúa kém hiệu quả kinh tế sang nuôi trồng thủy sản, đồng thời chú trọng phát triển vùng nuôi tập trung có quy mô lớn. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch ứng phó với dịch bệnh trên thủy sản, nhất là vào mùa nắng nóng. Theo đó, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện, thành phố tăng cường phân công cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở để nắm bắt tình hình, giám sát và hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ nuôi thủy sản, yêu cầu tuân thủ chặt chẽ quy trình nuôi; phổ biến các quy định của Nhà nước và hướng dẫn kỹ thuật của cơ quan chuyên môn đối với từng đối tượng nuôi thủy sản. Chủ ao, đầm cần quản lý tốt môi trường; thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường trong ao, vùng nuôi, tình trạng sức khỏe của các đối tượng nuôi; nước cấp vào ao nuôi phải được xử lý. Đồng thời, gia cố để chống xói lở bờ ao và ngăn nước mưa kéo theo các chất thải hữu cơ có thể vào ao nuôi.

Bên cạnh đó, hiện nay nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trong tỉnh đang phát triển mạnh, để phòng chống dịch bệnh cho tôm, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản đang triển khai thực hiện chương trình giám sát chất lượng trong nuôi tôm thẻ chân trắng. Kiểm soát chặt chẽ các yếu tố nhằm bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm. Trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố chủ động tổ chức tập huấn kỹ thuật chăm sóc, quản lý và phòng trừ dịch bệnh cho tôm thẻ chân trắng, nâng cao nhận thức của nông dân về kỹ thuật và tính cộng đồng trong nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm thẻ chân trắng nói riêng. Đồng thời tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng VietGAP trong nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng.

Bài và ảnh: Lương Khánh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]