(Baothanhhoa.vn) - Theo số liệu thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tỉnh ta hiện có hơn 14.300 doanh nghiệp (DN) và khoảng 69.000 hộ kinh doanh cá thể. Đây là lực lượng quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân (KTTN).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tạo động lực phát triển kinh tế tư nhân

Tạo động lực phát triển kinh tế tư nhân

Sản xuất ván ép xuất khẩu tại Công ty TNHH Công nghiệp gỗ Thanh Hoa, xã Luận Thành (Thường Xuân).

Theo số liệu thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tỉnh ta hiện có hơn 14.300 doanh nghiệp (DN) và khoảng 69.000 hộ kinh doanh cá thể. Đây là lực lượng quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân (KTTN).

Thời gian qua, khu vực KTTN được tỉnh và các địa phương tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, sự lớn mạnh của KTTN vẫn chưa được như kỳ vọng, do đó cần thêm những động lực để thúc đẩy sự phát triển và hiệu quả từ khu vực kinh tế này.

Trao đổi về thực trạng hoạt động và phát triển của khu vực KTTN trên địa bàn tỉnh, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chi nhánh Thanh Hóa, cho biết: KTTN chính là lực lượng nòng cốt thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Hằng năm, khu vực KTTN đóng góp hơn 40% GDP của tỉnh. Trong báo cáo, phân tích của các cơ quan chuyên môn đã chứng minh, khu vực KTTN có những ưu điểm và tiềm năng để phát triển, song những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khu vực KTTN tỉnh ta vẫn chưa phát huy hết được tiềm năng để thực sự đóng vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế là do khu vực này vẫn đang phải đối mặt với nhiều rào cản cả về nhận thức lẫn cơ chế, chính sách và đội ngũ cán bộ thực thi cơ chế chính sách.

Những năm qua, tuy môi trường kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã được cải thiện nhưng vẫn còn chậm, nhiều bất cập; chưa đồng đều giữa ngành, địa phương. Ngoài ra, còn do năng lực nội tại chưa cao của chính khu vực kinh tế này. Khảo sát thực tế, cho thấy, thời gian qua, với nỗ lực, vào cuộc mạnh mẽ của tỉnh và các sở, ngành, chính quyền các địa phương trong việc cắt giảm điều kiện quy định kinh doanh, tạo môi trường thuận lợi cho DN phát triển đã đạt được những kết quả nhất định, đi vào thực chất. Tỉnh ta đã thu hút được nhiều DN đầu tư vào địa bàn, đồng thời, phát triển mới DN đứng thứ 7 cả nước (thống kê 6 tháng đầu năm 2019); số lượng DN tạm dừng kinh doanh đăng ký hoạt động trở lại nhiều... Bên cạnh đó, hầu hết ở những DN mới, năng lực quản lý, trình độ tay nghề, nguồn nhân lực đã được nâng lên, các DN đã chú trọng đến đào tạo nguồn nhân lực, thu hút lao động có tay nghề để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Theo thống kê của VCCI Thanh Hóa, 8 tháng năm 2019, VCCI đã phối hợp với các ngành, đơn vị trong tỉnh tổ chức khoảng 80 buổi tập huấn khởi sự DN, nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ của hơn 300 lượt DN. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng lao động, nhất là trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành; điều chỉnh chiến lược đầu tư và kinh doanh theo hướng bền vững hơn, gắn với công nghệ tiên tiến.

Để tạo động lực cho KTTN phát triển, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch đưa KTTN trở thành động lực của nền kinh tế kèm theo Quyết định số 1299/QĐ-UBND ngày 13-4-2018. Kế hoạch này hướng đến mục tiêu đẩy mạnh phát triển toàn diện KTTN trên địa bàn tỉnh một cách bền vững, giúp KTTN thực sự trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống cho người dân. Tại nhiều hội nghị, các địa phương, các sở, ngành đã chỉ ra rằng, để tạo bước đột phá và phát triển bền vững của khu vực KTTN cần giải quyết ba yếu tố cơ bản là vốn, năng suất lao động và thể chế. Cũng trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc VCCI Thanh Hóa, nhấn mạnh: Để tạo động lực cho khu vực KTTN phát triển cần thực hiện tốt các nhóm giải pháp, như: Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển DN (về môi trường đầu tư, thủ tục hành chính, tuyên truyền chính sách của Nhà nước về hỗ trợ phát triển DN và nâng cao năng lực của đội ngũ thực thi chính sách...); khơi thông nguồn vốn để DN có điều kiện triển khai các dự án sản xuất, kinh doanh; thêm những chính sách hỗ trợ để đối tượng hộ kinh doanh cá thể (nhất là hộ kinh doanh cá thể có đóng thuế) có điều kiện phát triển, mở rộng quy mô sản xuất... Ngoài ra, các sở, ngành, địa phương cần hướng tới khuyến khích phát triển DN hoạt động trong những ngành sản xuất có tiềm năng của tỉnh, như chế biến nông, lâm sản...

Lê Hòa


Lê Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]