(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, công tác hỗ trợ ngư dân đóng mới và cải hoán tàu cá công suất lớn vươn khơi, bám biển dài ngày để sản xuất, phát triển kinh tế đang được các địa phương ven biển của tỉnh tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tạo điều kiện cho ngư dân đóng mới, cải hoán tàu cá

Hiện nay, công tác hỗ trợ ngư dân đóng mới và cải hoán tàu cá công suất lớn vươn khơi, bám biển dài ngày để sản xuất, phát triển kinh tế đang được các địa phương ven biển của tỉnh tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả.

Tạo điều kiện cho ngư dân đóng mới, cải hoán tàu cá

Ngư dân xã Hải Bình (Tĩnh Gia) cải hoán tàu cá tại địa phương.

Để tạo điều kiện tốt nhất cho ngư dân vươn khơi, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã phối hợp với Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Bảo Việt Thanh Hóa giúp đỡ ngư dân phát triển nghề nghiệp, quản lý tài sản, cung cấp dịch vụ bảo hiểm. Cùng với sự hỗ trợ trên, thời gian qua, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh cũng đã tạo điều kiện tốt nhất cho ngư dân được tiếp cận nguồn vốn vay để đầu tư mua sắm ngư lưới cụ, đóng mới tàu, cải hoán tàu cá vươn khơi. Đồng thời, phối hợp với các địa phương triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân hoạt động khai thác, dịch vụ hậu cần nghề cá trên các vùng biển xa đến các chủ tàu. Tuy nhiên, các ngân hàng đã tích cực vào cuộc, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân vay vốn đầu tư cải hoán, đóng tàu công suất lớn nhưng số lượng ngư dân được tiếp cận nguồn vốn vay vẫn còn ít. Nguyên nhân chủ yếu do một số chủ tàu đang hoạt động nghề cá với quy mô nhỏ, chưa có kinh nghiệm quản lý tàu khai thác xa bờ, không có đủ khả năng tài chính để tham gia đóng mới, nâng cấp tàu. Phần lớn các ngân hàng thường cho ngư dân vay vốn ngắn hạn và trung hạn nên việc đầu tư sản xuất, trả lãi và gốc còn gặp nhiều khó khăn.

Để tạo điều kiện cho ngư dân phát triển nghề khai thác hải sản, các hoạt động đóng mới, sửa chữa, cải hoán tàu cá của địa phương ven biển cũng ngày càng phát triển, đáp ứng kịp thời, hiệu quả nhu cầu của người dân. Đến nay, toàn tỉnh có 35 cơ sở sửa chữa, đóng mới tàu cá, trong đó có 10 cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán nâng cấp tàu cá và 2 cơ sở được UBND tỉnh công bố đủ điều kiện đóng tàu vỏ thép. Nhằm nâng cao trách nhiệm và chất lượng của các cơ sở đóng tàu trên địa bàn tỉnh trong việc duy tu, sửa chữa theo quy định, giúp bà con ngư dân nâng cao tuổi thọ của tàu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị, địa phương rà soát lại các cơ sở đóng tàu trên địa bàn tỉnh để bảo đảm điều kiện theo quy định. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn ngư dân, chủ tàu trên địa bàn tỉnh các quy định về bảo đảm an toàn kỹ thuật đối với tàu cá, công tác duy tu, sửa chữa tàu cá theo quy định. Từ đầu năm đến ngày 20-4-2019, ngư dân ở các địa phương ven biển đã đầu tư cải hoán, nâng cấp 9 tàu cá có công suất từ 60CV trở lên để đánh bắt hải sản dài ngày ở các vùng biển xa, nhất là tại ngư trường truyền thống.

Hiện nay, các ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương ven biển đang tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Chính phủ nhằm hỗ trợ ngư dân khôi phục sản xuất, ưu tiên đóng mới, cải hoán tàu cá tham gia khai thác xa bờ. Bên cạnh đó, đầu tư xây dựng, nâng cấp các bến, cảng, khu neo đậu tàu thuyền, khuyến khích ngư dân đầu tư thiết bị trên tàu để nâng cao hiệu quả khai thác, giảm tổn thất. Đồng thời, quan tâm đôn đốc và hướng dẫn thủ tục nhanh chóng cho các chủ tàu, doanh nghiệp tham gia các chính sách phát triển thủy sản của trung ương và của tỉnh... Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn quy trình duy tu, bảo dưỡng tàu cá theo định kỳ để ngư dân thực hiện. Tăng cường đào tạo, hướng dẫn thuyền viên vận hành tàu cá công suất lớn và kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ hiện đại.

Bài và ảnh: Hải Đăng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]