(Baothanhhoa.vn) - Nhằm tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản, không để xảy ra tình trạng tài nguyên bán ra không xuất hóa đơn, làm thất thoát tài nguyên và thất thu thuế, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện Đề án thí điểm “Giám sát khai thuế đối với hoạt động khai thác, tiêu thụ cát và đá tự nhiên tại các huyện Yên Định, Thiệu Hóa, Thọ Xuân”. Thời gian thực hiện từ quý IV - 2017 đến hết quý II - 2018.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường quản lý đối với hoạt động khai thác khoáng sản

Nhằm tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản, không để xảy ra tình trạng tài nguyên bán ra không xuất hóa đơn, làm thất thoát tài nguyên và thất thu thuế, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện Đề án thí điểm “Giám sát khai thuế đối với hoạt động khai thác, tiêu thụ cát và đá tự nhiên tại các huyện Yên Định, Thiệu Hóa, Thọ Xuân”. Thời gian thực hiện từ quý IV - 2017 đến hết quý II - 2018.

Mỏ cát trên sông Chu, địa bàn thị trấn Vạn Hà (Thiệu Hóa) được lắp camera giám sát trong thời gian thực hiện đề án.

Triển khai thực hiện đề án, Chi cục Thuế các huyện Yên Định, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, đã tham mưu cho UBND huyện ban hành quyết định thành lập đoàn giám sát liên ngành và thông báo kế hoạch giám sát chi tiết trên địa bàn đến các doanh nghiệp. Tại huyện Yên Định, có 35 doanh nghiệp hoạt động khai thác đá, trong đó Chi cục Thuế huyện Yên Định quản lý thu thuế 18 doanh nghiệp, Cục Thuế tỉnh quản lý thu thuế 11 doanh nghiệp, Chi cục Thuế huyện Đông Sơn quản lý thu thuế 6 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khai thác các mỏ đá tập trung chủ yếu tại địa bàn xã Yên Lâm. Tại địa bàn huyện Thiệu Hóa, có 4 doanh nghiệp còn thời hạn khai thác cát theo giấy phép: Chi cục Thuế huyện Thiệu Hóa quản lý 3 doanh nghiệp, Chi cục Thuế huyện Yên Định quản lý 1 doanh nghiệp. Có 4 doanh nghiệp được cấp quyền khai thác 4 mỏ đá: Chi cục Thuế huyện Thiệu Hóa quản lý 3 doanh nghiệp, Chi cục Thuế huyện Yên Định quản lý 1 doanh nghiệp. Tại địa bàn huyện Thọ Xuân, có 7 doanh nghiệp được cấp phép khai thác 6 mỏ cát, do các chi cục thuế quản lý. Cục thuế đã xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp có hoạt động khai thác, như giấy phép khai thác, thời gian cấp mỏ, công suất mỏ, loại tài nguyên, khoáng sản đã khai thuế năm 2016 và năm 2017..., từ đó phân tích, đánh giá về chất lượng hồ sơ khai thuế và mức độ tuân thủ pháp luật thuế. Về đối tượng khai thác cát, phương thức chủ yếu kết hợp giữa theo dõi qua camera và giám sát trực tiếp. Kết quả thống kê qua hình ảnh camera thu được chốt hằng ngày và lập biên bản với các cán bộ phụ trách tại mỏ của doanh nghiệp. Tổng sản lượng giám sát của tháng được doanh nghiệp xác nhận và gửi đến cơ quan thuế quản lý thu thuế doanh nghiệp.

Đối với khai thác đá, tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Yên Định, đoàn giám sát liên ngành thực hiện việc giám sát linh hoạt, kết hợp giữa hình ảnh qua camera, kiểm đếm trực tiếp và nắm bắt, tổng hợp thông tin hoạt động của doanh nghiệp. Việc thực hiện này là do đặc thù của hoạt động khai thác đá không thường xuyên, thu được tài nguyên có kích cỡ khác nhau và sản xuất nhiều loại thành phẩm. UBND các huyện tham gia đề án được hỗ trợ kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách UBND tỉnh hỗ trợ Cục Thuế. Đoàn giám sát liên ngành huyện Yên Định đã kiểm đếm thực tế sản lượng đá tồn kho của 17 doanh nghiệp khai thác là 29.667 m3 và gửi số liệu để đơn vị quản lý thông báo yêu cầu giải trình. Sau giải trình, các doanh nghiệp đã khai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường là 896,6 triệu đồng và đây là số tiền thuế tăng thêm ngoài sản lượng khai thác trong kỳ. Ngoài ra, đoàn giám sát liên ngành huyện Yên Định đã kiểm đếm, ghi nhận số lượng từng loại đá được sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định để lập biên bản thống nhất với 33 doanh nghiệp về sản lượng sản xuất, tiêu thụ hàng tháng, từ đó xác định sản lượng đá khai thác trong kỳ.

Triển khai giám sát đối với 11 doanh nghiệp khai thác cát; trong đó, đoàn giám sát liên ngành huyện Thiệu Hóa thực hiện giám sát đối với 3 doanh nghiệp, đoàn giám sát liên ngành huyện Thọ Xuân giám sát 6 doanh nghiệp và đoàn giám sát liên ngành huyện Yên Định giám sát 2 doanh nghiệp. Về công suất của 11 doanh nghiệp đã giám sát, sản lượng khai thuế trong thời gian triển khai đề án bằng 126,8% công suất, sản lượng khai thuế cả năm bằng 125,5% công suất năm. Trong thời gian giám sát trực tiếp, sản lượng khai thuế tháng của các doanh nghiệp đạt cao so với công suất khai thác bình quân tháng trước khi giám sát, tăng từ 95% (Công ty TNHH Sơn Đào) đến 334% (Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Lâm Tuấn) và không có trường hợp khai thác thấp hơn công suất.

Đại diện lãnh đạo Cục Thuế, cho biết: Các phòng kiểm tra, các chi cục thuế sau khi nhận được kết quả giám sát đã kiểm tra tại hồ sơ khai thuế, nhìn chung những doanh nghiệp được giám sát đã tuân thủ kê khai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường sát với sản lượng thực tế ghi nhận. Trường hợp có sự sai lệch so với kết quả giám sát, cơ quan thuế thông báo yêu cầu doanh nghiệp giải trình, xác định số thuế phải khai bổ sung (nếu có). Trong thời gian thực hiện đề án, thông qua giám sát, tổng số thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường khai tăng thêm là 4,779 tỷ đồng.

Tuy nhiên, thực tế giám sát cũng cho thấy, việc cung cấp, trao đổi thông tin kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế giữa đơn vị quản lý và đơn vị giám sát có lúc còn chưa kịp thời. Có trường hợp đơn vị quản lý nắm bắt được kết quả giám sát nhưng để doanh nghiệp kê khai chưa đúng kích cỡ tài nguyên, chưa đúng giá tính thuế và mức phí theo quy định. Một số trường hợp chưa duy trì được sản lượng khai thác thuế đã kiểm đếm, thống nhất trong thời gian thực hiện giám sát trực tiếp dẫn tới sản lượng, giá trị tính thuế và số thuế sau giám sát giảm. Việc thực hiện thí điểm trong phạm vi 3 huyện dẫn tới tâm lý so sánh giữa các doanh nghiệp hoạt động khai thác cát, đá địa bàn thực hiện giám sát và địa bàn chưa triển khai giám sát trong tỉnh. Kinh phí triển khai thực hiện đề án ít, dẫn đến hạn chế trong việc trang bị cơ sở vật chất phục vụ quá trình giám sát, như camera, đầu thu, mạng internet, chi phí luân chuyển trang thiết bị từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác.

Từ thực tế triển khai thực hiện đề án, Cục Thuế đề nghị UBND tỉnh, các sở, ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương cần mở rộng công tác giám sát để có sự so sánh, đánh giá tổng quát, bảo đảm công bằng về thuế và chống thất thu thuế. Thông qua ghi nhận sản lượng tài nguyên khai thác để làm cơ sở khai thuế, xuất hóa đơn. Từ năm 2019 và các năm tiếp theo, đề nghị thực hiện theo hướng: UBND cấp huyện triển khai giám sát lập dự toán kinh phí lắp đặt camera và trang thiết bị cần thiết khác, kinh phí hoạt động cho đoàn giám sát. Tỉnh bổ sung nội dung cấp kinh phí cho công tác giám sát hoạt động khai thác tài nguyên chống thất thu ngân sách Nhà nước vào danh mục chi ngân sách cấp huyện. Đồng thời, hướng dẫn và yêu cầu doanh nghiệp được cấp mỏ thực hiện nghiêm túc quy trình khai thác mỏ quy định tại Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29–11-2016 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoáng sản, theo đó chủ mỏ phải lưu trữ đầy đủ hồ sơ tại mỏ... Để bảo đảm kết quả giám sát tại mỏ làm cơ sở đối chiếu với hồ sơ khai thuế, Cục Thuế cũng đề nghị UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành có liên quan của tỉnh khi cấp quyền khai thác khoáng sản phải yêu cầu các doanh nghiệp cam kết sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng là khoáng sản, sản phẩm chế biến từ khoáng sản.


Bài và ảnh: Xuân Hùng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]