(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, công tác quản lý chất lượng nông sản, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm chỉ đạo và có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều mô hình chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm nông sản áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến đang được xây dựng và nhân rộng...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường quản lý chất lượng nông sản

Tăng cường quản lý chất lượng nông sản

Nông sản an toàn được bày bán tại Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa.

Thời gian qua, công tác quản lý chất lượng nông sản, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm chỉ đạo và có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều mô hình chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm nông sản áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến đang được xây dựng và nhân rộng...

8 tháng đầu năm, thanh tra của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện 36 cuộc thanh tra và 8 cuộc kiểm tra chuyên ngành. Qua đó, đã có hơn 500 tổ chức, cá nhân được kiểm tra và phát hiện, xử lý vi phạm 39 tổ chức, cá nhân, tổng số tiền nộp ngân sách Nhà nước hơn 300 triệu đồng. Qua kết quả thanh, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành đột xuất về sản xuất nông sản tại các đơn vị cho thấy, các vi phạm xuất phát từ nhận thức của người sản xuất, kinh doanh còn hạn chế, không nắm bắt, hiểu rõ và thực hiện đúng các quy định, quy trình về bảo đảm vệ sinh ATTP theo quy định, một số đơn vị vì lợi nhuận nên cố tình vi phạm. Mặt khác, hiện nay, đa số các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh là các cơ sở nhỏ lẻ, chưa áp dụng các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật tiên tiến vào quá trình sản xuất, kinh doanh, do đó gây khó khăn cho công tác thanh, kiểm tra, giám sát và truy xuất nguồn gốc.

Bên cạnh kết quả về công tác thanh tra, kiểm tra và quản lý chất lượng nông sản, trong 8 tháng đầu năm 2019, các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được nhiều mô hình chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm nông sản áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, bảo đảm ATTP, như: Chuỗi sản xuất trái cây có múi an toàn tại xã Xuân Thành (Thọ Xuân); chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ ngao tại huyện Hậu Lộc. Xây dựng 5 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn gồm: 1 chuỗi lúa gạo; 1 chuỗi rau, quả; 1 chuỗi thịt gia súc, gia cầm và 2 chuỗi thủy sản. Toàn tỉnh đã xây dựng được 73 vùng sản xuất chuyên canh rau, quả an toàn, 5 vùng chăn nuôi lợn an toàn nông hộ theo tiêu chuẩn VietGAP, 3 cơ sở nuôi trồng thủy sản an toàn được chứng nhận VietGAP. Ngoài ra, tổ chức 1 lớp tập huấn kiến thức về ATTP nông, lâm, thủy sản cho các cơ sở tham gia mô hình chuỗi trái cây an toàn, với 108 người tham gia. Kiểm tra định kỳ bảo đảm ATTP đối với 14 cơ sở kinh doanh thực phẩm an toàn, chứng nhận 23 cơ sở đủ điều kiện ATTP, xác nhận kiến thức về ATTP cho 83 người; 42 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản tham gia các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn và 94 cửa hàng kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện ATTP. Nhờ đó, chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông sản từng bước được cải thiện.

Để tăng cường công tác quản lý chất lượng nông sản, góp phần bảo đảm vệ sinh ATTP, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh đang tập trung rà soát, tham mưu phân công, phân cấp thực hiện công tác quản lý vệ sinh ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp. Kịp thời phát hiện, thu hồi sản phẩm không bảo đảm vệ sinh ATTP trước khi đến tay người tiêu dùng; yêu cầu cơ sở sản xuất vi phạm phải có giải pháp khắc phục, không để tái diễn. Tiếp tục tập trung tuyên truyền, chỉ đạo nhân rộng các mô hình chuỗi sản xuất nông sản an toàn. Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng trong tỉnh để xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc cấm, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATTP. Đồng thời, tăng cường quản lý Nhà nước về vệ sinh ATTP trên địa bàn, tập trung xây dựng các vùng sản xuất nông sản ATTP theo tiêu chuẩn VietGAP, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, tạo điều kiện kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giữa HTX với doanh nghiệp. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng và quảng bá thương hiệu nông sản, giám sát chặt chẽ vệ sinh ATTP đối với những mặt hàng nông sản chủ lực như: Rau, củ, quả, thịt. Phối hợp với các đơn vị liên quan như: Hội nông dân, hội phụ nữ các cấp triển khai thực hiện tuyên truyền, vận động người dân thực hiện sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn. Tiếp tục hỗ trợ các trang trại, HTX, tổ hợp tác, doanh nghiệp nông nghiệp áp dụng quy trình VietGAP trong sản xuất nông nghiệp. Xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử quản lý vệ sinh ATTP đối với các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến nông sản. Mặt khác, cần tuyên truyền, vận động tới từng hộ nông dân, chủ trang trại, doanh nghiệp thực hiện các quy định bảo đảm ATTP, ký cam kết bảo đảm vệ sinh ATTP. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải công bố quy trình sản xuất, kinh doanh bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Ðồng thời, hướng dẫn và giúp người tiêu dùng nhận biết được thực phẩm an toàn và thực phẩm không an toàn.

Minh Hà


Minh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]