(Baothanhhoa.vn) - Ngày 10-8, UBND tỉnh tổ chức Hội thảo với chủ đề: Gắn kết giáo dục nghề nghiệp với các doanh nghiệp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với các doanh nghiệp

Ngày 10-8, UBND tỉnh tổ chức Hội thảo với chủ đề: Gắn kết giáo dục nghề nghiệp với các doanh nghiệp.

oàn cảnh hội thảo.

Đồng chí Phạm Đăng Quyền, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc. Dự hội nghị còn có đại diện lãnh đạo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội); đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

Báo cáo thực trạng liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và các DN nêu rõ: Giai đoạn 2012-2017, các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh đã hợp tác, liên kết với 219 DN, trong đó có 152 DN trong tỉnh, 67 DN ngoài tỉnh. Tổng số lao động được DN tuyển dụng sau đào tạo là 31.295 người (trình độ cao đẳng 2.457 người, trung cấp 7.799 người, sơ cấp 10.512 người, đào tạo dưới 3 tháng 10.527 người), trong đó 76% số lao động được đào tại tại các DN trong tỉnh. Ngành, nghề chủ yếu đã liên kết đào tạo gồm may, điện, hàn, công nghệ ô tô, kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, xây dựng... Các lĩnh vực thực hiện phối hợp liên kết bao gồm: Liên kết trong việc xây dựng chương trình đào tạo; liên kết trong việc sử dụng thiết bị đào tạo, hỗ trợ giáo viên là cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, thợ lành nghề... tham gia giảng dạy tại trường hoặc hướng dẫn học sinh, sinh viên thực tập tại DN; đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của DN… Bên cạnh những kết quả đạt được, việc gắn kết GDNN với các DN vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, các DN chưa chủ động liên kết, phối hợp với cơ sở GDNN trong việc xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo... ,cơ sở GDNN phải tự tìm kiếm đối tác và duy trì mối quan hệ. Đa số các DN chưa thực hiện cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động của DN theo ngành nghề và nhu cầu tuyển dụng lao động hàng năm theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đăng Quyền kết luận buổi làm việc

Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đăng Quyền nhấn mạnh: Những năm qua công tác dạy nghề đã từng bước chuyển đổi theo hướng tiếp cận sát với nhu cầu của thị trường lao động, gắn kết với các chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, xuất khẩu lao động và các mục tiêu xã hội khác. Các trường nghề đã tập trung đào tạo các nhóm nghề có khả năng cạnh tranh cao; lao động được đào tạo nghề tại các cơ sở GDNN của tỉnh cơ bản đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Để cung ứng nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng, sử dụng lao động của DN nhằm phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị: Các cơ sở GDNN và DN cần phối hợp, liên kết với nhau trong quá trình đào tạo, tuyển dụng; các cơ sở GDNN và DN cần có sự hợp tác trong việc xây dựng chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, hợp tác cho học sinh, sinh viên vừa học, vừa làm tại cơ sở GDNN và DN, hợp tác đào tạo theo đơn đặt hàng của DN. Các cơ sở GDNN cần nâng cao chất lượng đào tạo, xác định được nhu cầu lao động, đào tạo những nghề mà xã hội cần và cần linh hoạt trong quá trình đào tạo cho các DN. Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở Lao động-Thương binh và Xã hội rà soát lại cơ sở vật chất của các trường nghề, qua đó lựa chọn, sắp xếp luân chuyển các trang thiết bị đã được đầu tư từ các cơ sở GDNN sử dụng không hiệu quả sang các cơ sở dạy nghề đào tạo hiệu quả; các sở, ngành liên quan cần nghiên cứu phương án hỗ trợ cho các cơ sở GDNN thực hiện đào tạo theo đơn đặt hàng của DN trên địa bản tỉnh nhằm cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Tại Hội thảo, đại diện các cơ sở GDNN và DN đã kí kết biên bản hợp tác .


Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]