(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 6.829 cơ sở xay xát gạo, ngô; 1.481 hộ và 18 cơ sở chế biến bún, miến, bánh, mì khô. Do hầu hết các cơ sở, hộ chế biến nông sản đều có quy mô nhỏ, lẻ, phân tán, nên việc quản lý, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm gặp nhiều khó khăn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường công tác quản lý, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở, hộ chế biến nông sản

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 6.829 cơ sở xay xát gạo, ngô; 1.481 hộ và 18 cơ sở chế biến bún, miến, bánh, mì khô. Do hầu hết các cơ sở, hộ chế biến nông sản đều có quy mô nhỏ, lẻ, phân tán, nên việc quản lý, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm gặp nhiều khó khăn.

Hộ chế biến bánh đa xã Thiệu Châu (Thiệu Hóa).

Vì vậy, nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở, hộ chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh, nhất là đối với các hộ chế biến bún, miến, bánh đa, đậu phụ, thời gian qua, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến, sử dụng nguyên liệu bảo đảm chất lượng và không sử dụng các phụ gia hay chất bảo quản nằm trong danh mục không cho phép trong quá trình chế biến... Bên cạnh đó, các sở, ngành, đơn vị liên quan cũng đã thường xuyên, định kỳ tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra về công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở, làng nghề có số hộ chế biến nông sản nhiều, tập trung.

Nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, thanh, kiểm tra, nên các sản phẩm từ chế biến nông sản tại các cơ sở và các hộ làm nghề cơ bản bảo đảm chất lượng, không phát hiện trường hợp sử dụng các loại phụ gia, chất cấm trong quá trình chế biến.


Tin và ảnh: Châu Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]