(Baothanhhoa.vn) - Từ đầu năm đến nay, bệnh khảm lá sắn đã xuất hiện và gây hại trên địa bàn các huyện: Như Xuân, Thường Xuân, Như Thanh, với tổng diện tích nhiễm gần 1.616 ha.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh khảm lá sắn

Từ đầu năm đến nay, bệnh khảm lá sắn đã xuất hiện và gây hại trên địa bàn các huyện: Như Xuân, Thường Xuân, Như Thanh, với tổng diện tích nhiễm gần 1.616 ha.

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh khảm lá sắn

Diện tích sắn bị nhiễm bệnh khảm lá sắn tại xã Bãi Trành, huyện Như Xuân bị nhổ bỏ, đưa đi tiêu hủy

Thời gian qua, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh cùng với các địa phương có diện tích nhiễm bệnh đã huy động lực lượng ra quân tiêu hủy. Qua đó, các huyện đã huy động hơn 6.000 lượt người thực hiện các biện pháp phòng, trừ và tiêu hủy cây sắn bị nhiễm bệnh, với diện tích đã thực hiện nhổ bỏ, tiêu hủy gần 1.513 ha, phun trừ bọ phấn trắng 1.547 ha, trồng dặm lại sắn 890 ha. Tuy nhiên, công tác phòng, trừ bệnh khảm lá sắn tại một số địa phương còn chậm, việc phòng trừ, tiêu hủy mầm bệnh chưa được triệt để. Một số hộ dân còn chủ quan, tiếc công trồng và chăm sóc, không tiến hành nhổ bỏ, nên bệnh đang có nguy cơ lây lan trên diện rộng.

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh khảm lá sắn

Tiến hành đốt, tiêu hủy cây sắn bị nhiễm bệnh

Theo báo của của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hiện nay, diện tích sắn còn nhiễm bệnh là 114 ha, phân bố tại các huyện: Như Xuân, Như Thanh. Thường Xuân. Dự báo, bệnh sẽ tiếp tục phát tán, lân lan nhanh, nguy cơ nhiều diện tích sắn sẽ mất trắng nếu không quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, trừ và tiêu hủy.

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh khảm lá sắn

Cán bộ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Như Xuân hướng dẫn bà con nông dân dấu hiệu nhận biết mầm bệnh và biện pháp phòng, trừ hiệu quả

Vì vậy, để chủ động phòng, chống, tiêu hủy bệnh khảm lá sắn trên địa bàn tỉnh, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bệnh gây ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản đề nghị UBND các huyện có diện tích trồng sắn tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống bệnh khảm lá sắn theo quy trình kỹ thuật. Tiếp tục huy động lực lượng phun trừ bọ phấn trắng và nhỏ bỏ tiêu hủy triệt để cây sắn nhiễm bệnh để tránh tái nhiễm bệnh và lây lan ra vùng khác. Đối với các huyện chưa phát hiện bệnh khảm lá sắn cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra, phát hiện bệnh khảm lá sắn, các đối tượng sâu bệnh khác và có biện pháp phòng, chống kịp thời. Phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân nhận biết triệu chứng, tác hại của bệnh và hướng dẫn các biện pháp phòng, trừ theo quy trình kỹ thuật.

Hương Thơm


Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]