(Baothanhhoa.vn) - Hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An có 141 km chiều dài vùng giáp ranh, địa bàn chủ yếu nằm ở đầu nguồn sông Chu và sông Hiếu. Đây là khu vực có nguồn tài nguyên rừng tương đối phong phú và đa dạng, có nhiều động vật quý hiếm sinh sống.

Tăng cường bảo vệ rừng giáp ranh giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An

Hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An có 141 km chiều dài vùng giáp ranh, địa bàn chủ yếu nằm ở đầu nguồn sông Chu và sông Hiếu. Đây là khu vực có nguồn tài nguyên rừng tương đối phong phú và đa dạng, có nhiều động vật quý hiếm sinh sống.

Tăng cường bảo vệ rừng giáp ranh giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Nghệ AnHạt Kiểm lâm Thường Xuân phối hợp với các lực lượng tăng cường kiểm tra an ninh rừng ở khu vực giáp ranh giữa huyện Thường Xuân và huyện Quế Phong (Nghệ An).

Những năm qua, một số dự án như thủy điện, đường giao thông đã được Nhà nước đầu tư xây dựng, tạo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống của Nhân dân ở khu vực này. Tuy nhiên, lợi dụng việc đi lại thuận lợi nên nhiều đối tượng đã khai thác, vận chuyển gỗ trái phép gây khó khăn trong công tác bảo vệ rừng (BVR). Bên cạnh đó, nhận thức người dân về BVR còn hạn chế, tập quán phá rừng làm rẫy, săn bắt động vật rừng, thu hái lâm sản để phục vụ nhu cầu cuộc sống tại chỗ vẫn diễn ra. Vì vậy, nạn xâm lấn rừng, phá rừng, gây cháy rừng vẫn còn diễn ra. Trước thực trạng trên, từ năm 2006 Chi cục Kiểm lâm 2 tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An đã ký kết quy chế phối hợp BVR, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) vùng giáp ranh của 2 tỉnh. Thực hiện quy chế phối hợp, hằng năm lãnh đạo chi cục kiểm lâm của 2 tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt các hạt kiểm lâm vùng giáp ranh tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các huyện, cấp xã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ về BVR, PCCCR. Bên cạnh đó, chi cục kiểm lâm hai bên đã chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia BVR, PCCCR; chỉ đạo các hạt kiểm lâm tham mưu cho huyện ủy ban hành văn bản định hướng lãnh đạo công tác BVR, PCCCR; UBND huyện xây dựng, ký kết quy chế, kế hoạch phối hợp BVR, PCCCR trên địa bàn giáp ranh hai tỉnh; xây dựng, triển khai kế hoạch, phương án BVR. Bên cạnh đó, 2 tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân, các chủ rừng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động xâm canh, khai thác lâm sản trái phép; thường xuyên gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ nhau trong công tác BVR, PCCCR, duy trì thông tin liên lạc và thực hiện việc giao ban hằng tháng; phối hợp xây dựng được nhiều mô hình BVR, PCCCR có hiệu quả như mô hình khu dân cư “3 không” về BVR, mô hình phát triển kinh tế từ rừng, mô hình quản lý cưa xăng; xây dựng các tổ đội BVR, PCCCR.

Để nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho Nhân dân trong việc BVR, PCCCR ở vùng giáp ranh 2 tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An, các hạt kiểm lâm đã phối hợp tốt với MTTQ các huyện tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ MTTQ xã, ban công tác MTTQ thôn, bản và cán bộ cấp xã. Tổ chức ký cam kết BVR, PCCCR đến từng hộ gia đình... Từ năm 2016 đến nay, hai bên đã tổ chức 556 hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVR, PCCCR, với trên 21.000 lượt người tham gia, tổ chức tuyên truyền lưu động, loa phát thanh thôn, bản, tờ rơi 5.200 lượt, tổ chức cho 7.543 hộ gia đình, chủ rừng ký cam kết BVR, PCCCR, tổ chức 124 cuộc đối thoại trực tiếp với Nhân dân vùng giáp ranh về cơ chế, chính sách, quyền, nghĩa vụ của chủ rừng, người dân trong hoạt động lâm nghiệp. Bên cạnh đó, hai bên đã chủ động phối hợp trong tuần tra, kiểm tra BVR, nhằm kiểm soát các khu vực trọng điểm về khai thác, xâm lấn rừng trái pháp luật; các tuyến vận chuyển, thẩm lậu lâm sản. Tổ chức thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành tuần tra BVR giáp ranh, đặc biệt là khu vực trọng điểm về an ninh rừng ở khu vực giáp ranh giữa các huyện Như Xuân, Thường Xuân (tỉnh Thanh Hóa) giáp huyện Quỳ Châu, Quế Phong (tỉnh Nghệ An). Thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản trái phép; phối hợp xử lý việc vận chuyển lâm sản từ Nghệ An sang Thanh Hóa và chiều ngược lại, nhất là việc khai thác gỗ, nứa lùng từ huyện Quế Phong (Nghệ An) vận chuyển qua lòng hồ Cửa Đặt, sông Chu về Thanh Hóa để tiêu thụ. Từ đầu năm 2021 đến nay, lực lượng kiểm lâm hai bên đã tổ chức tuần tra 9 cuộc, phát hiện và xử lý 5 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, tịch thu 3,287m3 gỗ các loại, xử phạt nộp ngân sách Nhà nước 70 triệu đồng.

Nhờ thực hiện tốt công tác phối hợp BVR, PCCCR vùng giáp ranh, nhiều năm qua, an ninh rừng ở đây có nhiều chuyển biến tích cực, không còn tụ điểm, điểm nóng về khai thác gỗ trái phép, tình trạng cháy rừng khu vực giáp ranh cơ bản được kiểm soát; đồng bào các dân tộc ở vùng giáp ranh ngày càng có ý thức trong việc BVR, PCCCR nên an ninh rừng ở vùng giáp ranh luôn ổn định.

Bài và ảnh: Khắc Công



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]