(Baothanhhoa.vn) - Những tháng cuối năm, nhất là thời điểm giáp Tết Nguyên đán, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thường bùng phát mạnh. Nhiều sản phẩm nhập lậu vi phạm về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhất là các mặt hàng như mứt, rượu, bánh kẹo, gia vị, phẩm mầu, nguyên liệu chế biến...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Siết chặt quản lý thị trường hàng hóa dịp cuối năm

Siết chặt quản lý thị trường hàng hóa dịp cuối năm

Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa tại chợ Tây Thành (TP Thanh Hóa).

Những tháng cuối năm, nhất là thời điểm giáp Tết Nguyên đán, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thường bùng phát mạnh. Nhiều sản phẩm nhập lậu vi phạm về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhất là các mặt hàng như mứt, rượu, bánh kẹo, gia vị, phẩm mầu, nguyên liệu chế biến...

Hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại ảnh hưởng lớn đến những đơn vị làm ăn chân chính, quyền lợi cũng như sức khỏe người tiêu dùng.

Để góp phần bình ổn thị trường, bảo đảm cung cấp nguồn hàng có chất lượng phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán, ngày 28-11-2018, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh đã ban hành kế hoạch kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019. Mục đích của đợt kiểm tra nhằm phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng sản xuất, buôn bán, vận chuyển, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không bảo đảm an toàn thực phẩm, các hành vi gian lận thương mại, góp phần ổn định thị trường, lưu thông hàng hóa thông suốt, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng. Đối tượng kiểm tra là các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm trong hoạt động vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ, công nghiệp; các phương tiện vận tải đường bộ, đường thủy trên tuyến biển, xe vận chuyển bưu chính; các đường dây, ổ nhóm, các đối tượng chủ mưu, cầm đầu, kinh doanh lớn... Nội dung kiểm tra bao gồm các loại giấy phép kinh doanh, chứng nhận kiểm định, hóa đơn, chứng từ và các giấy tờ có liên quan đến lĩnh vực hoạt động xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất; quyền sở hữu trí tuệ, nhãn hàng hóa; công bố tiêu chuẩn áp dụng, hợp chuẩn, hợp quy; chất lượng sản phẩm hàng hóa; việc kê khai giá, niêm yết giá... Thời gian tiến hành đợt kiểm tra từ ngày 10-12-2018 đến ngày 8-3-2019.

Thực hiện kế hoạch trên, các lực lượng chức năng trong Ban Chỉ đạo 389 tỉnh mà nòng cốt là lực lượng quản lý thị trường và Công an tỉnh đã triển khai tuần tra, kiểm soát, chống vận chuyển, tàng trữ và kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu. Các mặt hàng được chú trọng bao gồm: Ma túy, vũ khí, chất nổ, pháo các loại, đèn trời, đồ chơi trẻ em kích động bạo lực, các ấn phẩm văn hóa có nội dung không lành mạnh, rượu ngoại, động vật hoang dã, gỗ, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, than, khoáng sản, sắt, thép, thiết bị vệ sinh, điện thoại, linh kiện điện tử, phụ tùng ô tô, vải và các sản phẩm từ vải, mỹ phẩm, thuốc tân dược... Nhiều vụ việc đã được phát giác và xử lý nghiêm, như: Ngày 11-12, lực lượng công an tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 9, Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh Chiến Loan, địa chỉ: Thôn Ân Mộc, xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn do có dấu hiệu sản xuất, buôn bán mì chính, hạt nêm giả. Lực lượng chức năng đã thu giữ tại chỗ: 40kg mì chính giả nhãn hiệu Aone, Ajinomotor, Miwon, Saji; 20kg hạt nêm Knor đã đóng thành bao; 700kg mì chính, 220kg hạt nêm Trung Quốc chưa đóng bao; 70kg vỏ bao mang nhãn hiệu mì chính, hạt nêm các loại; 1 máy ép hàn túi ni lông và các tang vật khác có liên quan. Tiếp tục điều tra mở rộng, ngày 13-12, lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra nhà 5 đối tượng khác trên địa bàn huyện Triệu Sơn, thu giữ 37,704kg mì chính, hạt nêm giả các loại và nhiều tang vật khác có liên quan. Hiện vụ việc đang tiếp tục được điều tra làm rõ để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Đại diện Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa - cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, cho biết: Thị trường hàng hóa dịp cuối năm diễn ra khá sôi động, do đó, việc hàng hóa kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả trên thị trường là khó tránh khỏi. Các đối tượng thường vận chuyển bằng các phương tiện xe ô tô, xe khách và thường xuyên đi vào ban đêm gây khó khăn cho việc kiểm tra, kiểm soát hàng hóa. Bên cạnh đó, do lực lượng còn mỏng, địa bàn hoạt động rộng nên khi gặp lực lượng chức năng kiểm tra, một số chủ hàng bỏ trốn dẫn đến việc xác định đối tượng cũng gặp không ít khó khăn. Sắp tới, các ngành chức năng trong tỉnh sẽ tiếp tục điều tra, trinh sát, nhân mối, nắm địa bàn hoạt động của các đối tượng để kịp thời phát hiện các phương thức, thủ đoạn mới trong hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả.

Minh Hằng


Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]