(Baothanhhoa.vn) - Công nghiệp hữu cơ là hướng sản xuất sạch, hiện đại mà tỉnh ta đang hướng đến. Do đó, nhiều nông dân, chủ trang trại trên địa bàn tỉnh đã chú trọng tận dụng nguồn thải từ sản xuất nông nghiệp để sản xuất phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất, mang lại giá trị kinh tế cao và góp phần bảo vệ môi trường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sản xuất phân hữu cơ - hướng phát triển của nhiều trang trại

Công nghiệp hữu cơ là hướng sản xuất sạch, hiện đại mà tỉnh ta đang hướng đến. Do đó, nhiều nông dân, chủ trang trại trên địa bàn tỉnh đã chú trọng tận dụng nguồn thải từ sản xuất nông nghiệp để sản xuất phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất, mang lại giá trị kinh tế cao và góp phần bảo vệ môi trường.

Sản xuất phân hữu cơ - hướng phát triển của nhiều trang trại

Tự sản xuất phân hữu cơ bón cho cây trồng giúp trang trại Chung Thủy, xã Thành Vân (Thạch Thành) tiết kiệm chi phí và hướng đến sản xuất sạch hơn.

Nhiều phân tích khoa học chỉ rõ, việc sử dụng phân bón hóa học, vô cơ trong quá trình sản xuất chính là một trong những nguyên nhân làm thoái hóa đất, khiến năng suất, sản lượng cây trồng đạt thấp, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm nông nghiệp. Nhận thức được điều đó, tại nhiều vùng trong tỉnh, người dân đã dần tiếp cận với những loại phân bón hữu cơ để hướng tới nền sản xuất nông nghiệp sạch và thân thiện với môi trường hơn. Do đó, nhiều trang trại đã tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, bã cây ngô, mía, các loại phân gia súc, gia cầm... để chế biến thành phân hữu cơ nhằm cải hóa đất đai, nâng cao chất lượng cây trồng và hướng đến nền nông nghiệp bền vững.

Tại trang trại cây ăn quả Chung Thủy, xã Thành Vân (Thạch Thành), ngay từ khi thành lập, đi vào sản xuất đã định hướng phát triển vùng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP và hướng tới sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ. Do đó, ngoài việc trồng cây ăn quả, trang trại còn xây dựng chuồng trại diện tích hơn 5.000m2 để nuôi giun quế, làm phân bón cho cây trồng. Sau 6 tháng nuôi, giun quế tại trang trại đã cho sản lượng phân hữu cơ trung bình khoảng 15 tấn/tháng và hơn 8 tạ giun thịt. Lượng phân bón này không chỉ đủ bón cho diện tích cây trồng của trang trại mà còn cung cấp cho một số trang trại trên địa bàn. Ngoài ra, nguồn giun thịt trở thành thu nhập “xen canh” của trang trại khi được sử dụng chăn nuôi đàn gà thịt quy mô hơn 5.000 con/lứa. Anh Lê Ngọc Trường, quản lý trang trại Chung Thủy, cho biết: Việc tự sản xuất phân hữu cơ từ nuôi giun quế và sử dụng men vi sinh để ủ, xử lý nguồn phân gà đã đáp ứng được nhu cầu về phân bón cho hơn 40 ha cây ăn quả của trang trại. Nhờ đó, hằng năm, trang trại đã tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng kinh phí mua phân bón cho cây trồng; đồng thời, phát triển được diện tích cây trồng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ môi trường.

Tìm hiểu tại nhiều trang trại, được biết, hầu hết các trang trại đều sử dụng nguồn phân hữu cơ để bón cho cây trồng nhằm hướng tới sản xuất sạch hơn. Tuy nhiên, theo một số chủ trang trại, thì sản xuất phân hữu cơ mất nhiều thời gian và nhân công để thu gom, xử lý nguyên liệu và chờ đợi nguyên liệu phân hủy. Vì vậy, dù nhận thức việc tự sản xuất phân hữu cơ bón cho cây trồng là giải pháp hiệu quả, nâng cao năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất. Song, không phải trang trại nào cũng có thể tự sản xuất được. Tại trang trại Hoan Ca, xã Xuân Hòa (Như Xuân), ứng dụng phân hữu cơ vào sản xuất cũng là một giải pháp để hướng tới sản xuất bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm, điều kiện để tự sản xuất, hằng năm, trang trại mua gần 100 tấn phân hữu cơ từ phân giun quế, vỏ thủy sản để cải tạo đất và bón cho cây trồng, chi phí ước tính khoảng 120-150 triệu đồng. Bà Lê Thị Hoan, chủ trang trại cho biết: Nguồn kinh phí mua phân và các chế phẩm từ phân hữu cơ khá lớn nên trang trại đang tiến hành học tập kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ của một số trang trại trong vùng để tự sản xuất phân hữu cơ phục vụ sản xuất.

Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh có 958 trang trại, trong đó có khoảng 70% là các trang trại trồng trọt và trang trại tổng hợp. Trong đó, nhiều trang trại liên kết, thu mua bã mía, ngô, rơm rạ, vỏ các loài thủy sản... và một số loại men vi sinh để sản xuất lượng phân hữu cơ, bón cho cây trồng. Ông Hoàng Khắc Hải, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh, cho biết: Sử dụng phân hữu cơ trong trồng trọt tạo nguồn dự trữ, cung cấp dưỡng chất và tăng năng suất cây trồng; cải tạo và năng cao độ phì nhiêu, làm cho đất thông thoáng tránh sự tạo váng, xói mòn, giữ ẩm, tăng khả năng chống hạn cho cây trồng. Đáng chú ý, các loại phân hữu cơ tự ủ có thể giúp vi sinh trong đất phát triển mạnh, khả năng cố định đạm tăng cao, góp phần giảm lượng phân hóa học từ 30% đến 50%, giảm được sâu bệnh. Chính vì vậy, hội đã và đang thực hiện tập huấn, khuyến khích cho các hội viên trên địa bàn tỉnh, nhất là những hội viên phát triển kinh tế theo hướng trang trại áp dụng các giải pháp tự sản xuất phân hữu cơ để nâng cao năng suất cây trồng và hướng đến nền sản xuất sạch hơn.

Bài và ảnh: Lê Thanh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]