(Baothanhhoa.vn) - Trước thực trạng thực phẩm “bẩn”, kém chất lượng tràn lan trên thị trường, người tiêu dùng có xu hướng tìm đến những mặt hàng thực phẩm sạch (TPS), được kiểm định chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nắm bắt được nhu cầu đó, nhiều doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh, sản xuất TPS đã và đang được mở ra. Tuy nhiên, “ranh giới” mong manh giữa thực phẩm “bẩn” và TPS đang khiến nhiều nhà đầu tư gặp khó.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sản xuất, kinh doanh thực phẩm sạch - vẫn còn “điểm nghẽn”

Trước thực trạng thực phẩm “bẩn”, kém chất lượng tràn lan trên thị trường, người tiêu dùng có xu hướng tìm đến những mặt hàng thực phẩm sạch (TPS), được kiểm định chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nắm bắt được nhu cầu đó, nhiều doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh, sản xuất TPS đã và đang được mở ra. Tuy nhiên, “ranh giới” mong manh giữa thực phẩm “bẩn” và TPS đang khiến nhiều nhà đầu tư gặp khó.

Trang trại chăn nuôi gà, vịt theo hướng an toàn thực phẩm của gia đình anh Trương Thế Hải, xã Quảng Thành (TP Thanh Hóa).

Có thể hiểu, TPS được sản xuất phải đáp ứng quy trình “chuẩn”. Bên cạnh đó, thực phẩm không có vi sinh vật biến đổi gien, khâu chế biến không sử dụng các dung môi công nghiệp, tia phóng xạ và không chứa chất phụ gia thực phẩm hóa học. Người sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Cơ sở kinh doanh TPS phải bảo đảm đủ các điều kiện về địa điểm, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở sản xuất đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Các sản phẩm TPS phải có bao bì, nhãn mác, truy xuất được nguồn gốc và niêm phong theo quy định... Hiện nay, một số tiêu chuẩn thực phẩm an toàn được áp dụng rộng rãi là VietGap, GlobalGap...

Chúng tôi tìm đến trang trại của anh Trương Thế Hải, thuộc Công ty TNHH Nghiên cứu, phát triển giống đặc sản King Food tại phường Quảng Thành (TP Thanh Hóa). Đây là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong xu hướng sản xuất TPS trên địa bàn tỉnh. Trên diện tích 1,2 ha, anh xây dựng trang trại nuôi gà, vịt. Hiện nay, số lượng đàn gà, vịt là hơn 3.000 con. Để sản phẩm bảo đảm các tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm, anh chú trọng thực hiện các bước theo đúng quy trình từ chăn nuôi đến giết mổ, vận chuyển, tiêu thụ. Con giống của trang trại được anh liên kết với HTX dịch vụ gà ta Thanh Hóa cung ứng để được kiểm định nguồn gốc. Chuồng trại sử dụng đệm lót sinh học phủ men Balasa để phân hủy chất thải, tránh ô nhiễm môi trường. Thức ăn của gà, vịt chủ yếu được phối trộn từ cám gạo, đầu tôm, bã bia, ngô xay và các loại dược liệu. Công đoạn giết mổ được thực hiện tại khu giết mổ tập trung, phường Quảng Hưng (TP Thanh Hóa). Anh sử dụng các loại máy nghiền, máy ép thức ăn để chủ động trong chăn nuôi, các loại máy hút chân không, tủ đông để bảo đảm độ tươi ngon cho sản phẩm trong quá trình bảo quản. Hiện nay, sản phẩm của anh được cung cấp cho các cửa hàng kinh doanh TPS trên địa bàn; các nhà hàng, khách sạn lớn như: Khách sạn Phù Đổng, Khách sạn Thiên Ý... Với số vốn đầu tư ban đầu hơn 2 tỷ đồng, hiện nay thu nhập từ trang trại của gia đình anh đạt trung bình 1 tỷ đồng/năm. Tâm sự với chúng tôi về khó khăn trong 8 năm trên thương trường, anh Hải cho biết: “Kinh doanh, sản xuất TPS đang gặp nhiều “điểm nghẽn” ở cả đầu vào lẫn đầu ra, từ việc tìm thức ăn được phép sử dụng đến quy trình chăn nuôi sạch, liên kết theo chuỗi... Trong đó, việc đầu tư sản xuất tốn kém nhưng không tìm được đầu ra ổn định đang là “bài toán chưa có phương pháp giải”.

Không chỉ có người sản xuất gặp khó khăn mà các doanh nghiệp kinh doanh TPS cũng đang gặp nhiều bất lợi. Tìm hiểu tại cửa hàng ITC Food, 51F Mai An Tiêm, phường Lam Sơn, TP Thanh Hóa hiện đang kinh doanh các mặt hàng TPS, chị Nguyễn Thị Tuyết, chủ cửa hàng, cho biết: “Thực phẩm bán tại cửa hàng đều có giấy xác nhận nguồn gốc và cam kết chất lượng TPS. Tuy nhiên, phần lớn người tiêu dùng không quan tâm nhiều đến các giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ mà chỉ quan sát tem mác trên sản phẩm, sự tin tưởng đã tạo cơ hội cho nhiều cơ sở “giả” tiếp cận thị trường một cách dễ dàng, gây khó khăn cho những cơ sở kinh doanh chân chính”. Việc đưa thực phẩm an toàn tới tay người tiêu dùng còn đang gặp nhiều trở ngại, bởi nhiều doanh nghiệp liên kết với hộ nông dân, mua sản phẩm với giá cao hơn thị trường. Bên cạnh đó, việc liên kết giữa các cửa hàng với các hộ nông dân còn lỏng lẻo, không chặt chẽ, dẫn đến giá sản phẩm không ổn định.

Trước sự “nhập nhèm” của thị trường sản xuất, kinh doanh TPS, người tiêu dùng cần nhưng khó mua được sản phẩm chất lượng, trong khi người sản xuất lại khó khăn về đầu ra, gây thiệt thòi cho cả người tiêu dùng và người sản xuất. Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh TPS chưa có biện pháp đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, tạo địa chỉ tin cậy. Người tiêu dùng không có căn cứ để phân biệt sản phẩm an toàn, người bán hàng có điều kiện trà trộn thực phẩm chưa qua kiểm duyệt, giả mạo TPS, hoặc tự gắn nhãn, tem “sạch” cho thực phẩm chưa sạch để kiếm lời. Từ thực trạng trên, lực lượng quản lý thị trường, thanh tra chuyên ngành cần tăng cường công tác quản lý về nhãn hiệu và chất lượng sản phẩm hàng hóa, từ đó, vừa bảo đảm lợi ích cho các doanh nghiệp kinh doanh TPS, vừa bảo vệ sức khoẻ, quyền lợi của người tiêu dùng.


Bài và ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]