(Baothanhhoa.vn) - Tỉnh ta có mạng lưới giao thông với đầy đủ các loại hình, phương thức vận tải, gồm: Đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không. Với hệ thống giao thông hiện có trên địa bàn, đòi hỏi phải có quy hoạch, thực hiện bổ sung quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông - vận tải (GTVT) đồng bộ, hiện đại và luôn đi trước một bước để định hướng cho các ngành, lĩnh vực khác phát triển.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quy hoạch phát triển giao thông – vận tải trên địa bàn

Tỉnh ta có mạng lưới giao thông với đầy đủ các loại hình, phương thức vận tải, gồm: Đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không. Với hệ thống giao thông hiện có trên địa bàn, đòi hỏi phải có quy hoạch, thực hiện bổ sung quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông - vận tải (GTVT) đồng bộ, hiện đại và luôn đi trước một bước để định hướng cho các ngành, lĩnh vực khác phát triển.

Điểm giao đường tránh phía Tây TP Thanh Hóa với Quốc lộ 1A đã cơ bản hoàn thành đầu tư xây dựng.

Với nhận thức quy hoạch phải đi trước một bước, thời gian qua, việc chỉ đạo và tổ chức quy hoạch phát triển GTVT luôn được tỉnh, các cấp, các ngành có liên quan, quan tâm triển khai thực hiện. Đi đôi với việc quy hoạch, các ngành, các cấp đã triển khai thực hiện quy hoạch, quản lý quy hoạch GTVT. Việc triển khai quy hoạch đã làm tiền đề, định hướng để xây dựng hệ thống GTVT đồng bộ, hiện đại, bền vững, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Với số vốn hàng ngàn tỷ đồng, nhiều công trình giao thông đã được đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác, sử dụng góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, nâng cao đời sống cho nhân dân. Như dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A qua địa bàn tỉnh; nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 47 (đoạn từ TP Thanh Hóa đi TP Sầm Sơn); Nhà ga mới Cảng hàng không Thọ Xuân; đường nối các huyện ở miền núi phía Tây của tỉnh; Đại lộ Nam sông Mã, nối TP Thanh Hóa với TP Sầm Sơn...; nhiều tuyến đường giao thông trong Khu Kinh tế Nghi Sơn; nhiều cầu bê tông cốt thép vĩnh cửu bắc qua các sông; nhiều cầu treo ở nhiều huyện miền núi; nhiều cầu, cống nhỏ và hàng trăm km đường giao thông nông thôn.

Trong quá trình phát triển GTVT cho thấy, quy mô đầu tư các công trình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, cảng hàng không... được quy hoạch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là khá lớn. Trong khi đó, nguồn vốn thực hiện quy hoạch còn hạn chế dẫn đến nhiều tuyến đường huyện, đường tỉnh, đường liên xã, bến bãi, bến thủy nội địa, cảng biển, cảng hàng không... được đầu tư trong giai đoạn 2011 – 2015 chưa phù hợp với quy mô được phê duyệt (thường được đầu tư với quy mô thấp hơn) hoặc chưa được đầu tư xây dựng theo quy hoạch. Ngoài ra, trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch GTVT vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, tồn tại, như: Công tác giám sát, đánh giá quy hoạch của một số địa phương, ngành có liên quan chưa thực sự chính xác, sát thực tế. Đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về công tác quy hoạch thiếu, kiêm nhiệm nên hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chưa cao. Các huyện, thị xã, thành phố ít có cán bộ được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực quy hoạch GTVT. Việc ứng dụng các phương pháp nghiên cứu hiện đại, các phần mềm công nghệ thông tin chuyên dụng để xử lý, phân tích và dự báo trong lập quy hoạch GTVT còn hạn chế. Cơ sở dữ liệu quy hoạch GTVT chưa được tổng hợp một cách có hệ thống dẫn tới khó khăn trong cập nhật thông tin, hoặc cập nhật không liên tục.

Đại diện lãnh đạo Sở GTVT, cho biết: Thời gian tới, ngành tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập, quản lý quy hoạch GTVT, góp phần phát triển GTVT đồng bộ, hiện đại, bền vững. Hiện ngành GTVT đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Việc điều chỉnh quy hoạch nhằm phù hợp với yêu cầu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và đáp ứng nhu cầu GTVT trên địa bàn; đồng thời, phù hợp với quy hoạch ngành, quy hoạch chuyên ngành GTVT đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Ngoài ra, ngành GTVT phối hợp với các bộ, ngành Trung ương xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến công tác quy hoạch. Đồng thời, ban hành quy định về công tác kiểm tra, giám sát, tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch nhằm quản lý thống nhất quy hoạch phát triển GTVT trên phạm vi toàn tỉnh. Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, các địa phương kiện toàn bộ máy, lực lượng cán bộ làm công tác quy hoạch, giao cho bộ phận hoặc cán bộ chuyên trách đảm nhiệm công tác quy hoạch GTVT. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức quản lý Nhà nước về quy hoạch GTVT nhằm tiếp cận với các phương thức, mô hình quản lý mới. Tổ chức công bố công khai, rộng rãi quy hoạch GTVT, cũng như việc bổ sung quy hoạch GTVT được phê duyệt trên các phương tiện thông tin đại chúng; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư xây dựng các công trình giao thông theo quy hoạch. Định kỳ đánh giá hiệu quả sau quy hoạch nhằm phát hiện những tồn tại, rút kinh nghiệm để hoàn thiện công tác lập, thẩm định, tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch GTVT. Nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch, đổi mới cách tiếp cận trong công tác lập quy hoạch GTVT nhằm kết nối chặt chẽ với các quy hoạch liên quan, nhất là các quy hoạch có ảnh hưởng đến khai thác, sử dụng không gian gắn với tài nguyên đất đai và môi trường. Các mục tiêu đề ra trong quy hoạch cần phải gắn với cộng đồng dân cư, với doanh nghiệp, hướng đến các nhà đầu tư tiềm năng. Tổ chức thực hiện quy hoạch trên cơ sở quy hoạch GTVT được phê duyệt, xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm và các dự án ưu tiên, các dự án trọng điểm, cân đối nguồn lực và triển khai những giải pháp thực hiện các dự án theo tiến độ quy hoạch... Trong đó, cần tập trung cao để cải tạo, nâng cấp các tuyến đường bộ hiện có, nhất là các tuyến đường tỉnh, đường huyện. Hạn chế đầu tư xây dựng mới và chỉ thực hiện đầu tư những tuyến đường thực sự cần thiết, thiết yếu ở khu vực miền núi, khu vực đồng bằng thuần nông để tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư, vận chuyển hàng hóa. Thực hiện cắm mốc lộ giới ở tất cả các tuyến đường tỉnh, đường huyện theo định hướng phát triển lâu dài; đồng thời, quản lý chặt chẽ mốc lộ giới theo quy định. Một số tuyến giao thông quan trọng, thực hiện lập và phê duyệt dự án để cắm mốc, giành quỹ đất mở rộng, nâng cấp công trình giao thông nhằm giảm thiểu chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng khi tiến hành đầu tư xây dựng sau này. Ngành GTVT phối hợp với các sở, ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện quy hoạch GTVT; qua đó, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý theo đúng quy định của Nhà nước khi các công trình, dự án thực hiện chậm tiến độ và trái với quy hoạch đã được phê duyệt.


Bài và ảnh: Xuân Hùng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]