(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 31 đô thị; trong đó, 1 đô thị loại I (TP Thanh Hóa), 2 đô thị loại III (TP Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn); 28 đô thị loại V, bao gồm 24 thị trấn huyện lỵ và 4 thị trấn chuyên ngành (Vân Du, Lam Sơn, Sao Vàng, Thống nhất). Đến hết năm 2029, tỷ lệ đô thị hóa đạt 27%. Ngoài các đô thị đã được xếp loại, hiện tỉnh ta đang tích cực thực hiện kế hoạch mở rộng, nâng cấp và thành lập mới một số đô thị và dự báo sau năm 2025, số lượng đô thị và tỷ lệ đô thị hóa sẽ được cải thiện đáng kể.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quy hoạch phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 31 đô thị; trong đó, 1 đô thị loại I (TP Thanh Hóa), 2 đô thị loại III (TP Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn); 28 đô thị loại V, bao gồm 24 thị trấn huyện lỵ và 4 thị trấn chuyên ngành (Vân Du, Lam Sơn, Sao Vàng, Thống nhất). Đến hết năm 2029, tỷ lệ đô thị hóa đạt 27%. Ngoài các đô thị đã được xếp loại, hiện tỉnh ta đang tích cực thực hiện kế hoạch mở rộng, nâng cấp và thành lập mới một số đô thị và dự báo sau năm 2025, số lượng đô thị và tỷ lệ đô thị hóa sẽ được cải thiện đáng kể.

Quy hoạch phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh

Một góc thị trấn Ngọc Lặc.

Thực tế hiện nay cho thấy, các đô thị, nhất là đô thị tại các huyện lỵ mới đảm nhận chức năng hành chính là chủ yếu, chức năng kinh tế còn yếu do chưa khai thác được nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng đô thị, nhất là đầu tư nước ngoài. Tăng trưởng kinh tế ở các đô thị còn chậm, chưa thực sự vững chắc. Nhiều trung tâm cụm xã, khu công nghiệp, làng nghề được thành lập, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển; đồng thời, là yếu tố tiềm năng hình thành các đô thị mới trong tương lai nhưng chưa được quan tâm định hướng, quy hoạch phát triển đô thị... Chính vì vậy việc phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa nhằm cụ thể hóa các định hướng, chiến lược phát triển toàn diện của tỉnh; khai thác, sử dụng có hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên; tổ chức tốt hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội làm cơ sở để thực hiện lập quy hoạch, hoạch định chính sách phát triển đô thị và quản lý đô thị. Hình thành các đô thị thuộc tỉnh, đô thị huyện lỵ, đô thị chuyên ngành, đô thị mới... Không gian đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035 là một mạng lưới bao gồm các trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành cấp vùng, cấp tỉnh, cấp huyện..., nơi tập trung các quan hệ xã hội, tư liệu sản xuất của vùng. Định hướng phát triển các vùng đô thị, được xác định, đó là: Vùng trung tâm gồm các đô thị thuộc TP Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn, các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Đông Sơn, Thiệu Hóa, Yên Định, Triệu Sơn và Thọ Xuân. Đây là khu vực mang tính chất đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ và vùng ven biển liên quan đến hệ thống sông Chu, sông Mã với đặc điểm kinh tế nông nghiệp truyền thống và là nơi tập trung dân cư đông đúc từ xưa đến nay của tỉnh Thanh Hóa. Động lực chủ yếu phát triển đô thị là trung tâm văn hóa, hành chính - chính trị, thương mại - dịch vụ, du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, khoa học - kỹ thuật và công nghiệp sạch, công nghệ cao; đô thị chính, liên đô thị TP Thanh Hóa – TP Sầm Sơn. TP Thanh Hóa đã được công nhận là đô thị loại I theo Quyết định số 636/2014/QĐ-TTg ngày 29-4-2014 của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời, được xác định là đô thị trung tâm tổng hợp cấp vùng, mang tính chất kết nối hai vùng kinh tế - xã hội: Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung bộ và là trung tâm đầu mối kinh tế, chính trị - xã hội, khoa học - kỹ thuật của tỉnh Thanh Hóa. Thị xã Sầm Sơn định hướng phát triển thành trung tâm du lịch cấp quốc gia. Đô thị Lam Sơn - Sao Vàng được xác định là đô thị động lực quan trọng của tỉnh và có vai trò là đô thị kết nối các vùng trong tỉnh. Đô thị Lam Sơn - Sao Vàng kết hợp các đô thị khác trong hệ thống đô thị huyện Thọ Xuân phát triển thành đô thị loại II vào năm 2030 và sáp nhập các đô thị thuộc huyện Thọ Xuân thành TP Thọ Xuân sau năm 2030. Phát triển đô thị Đông Sơn thành đô thị loại IV trước năm 2025, có tính đến việc mở rộng TP Thanh Hóa về phía Tây. Định hướng phát triển, hạt nhân là hai cụm đô thị động lực TP Thanh Hóa – TP Sầm Sơn và Lam Sơn - Sao Vàng. Phát triển vùng trung tâm theo hướng Đông – Tây, hình thành vùng đô thị lớn của tỉnh và hình thành dọc theo Quốc lộ 47, kết nối liên đô thị TP Thanh Hóa – TP Sầm Sơn với đô thị Lam Sơn - Sao Vàng thành trục đô thị động lực phát triển vùng. Đồng thời, phát triển thành vùng đô thị lớn, quy mô khoảng 2,5 triệu dân; trong đó, khoảng 1,4 triệu dân cư đô thị. Vùng phía Đông Bắc, bao gồm các đô thị thuộc các huyện Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Nga Sơn, Hà Trung và thị xã Bỉm Sơn. Đây là vùng kết nối giữa tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Ninh Bình ở phía Bắc. Động lực chủ yếu phát triển đô thị vật liệu xây dựng; chế biến nông, lâm, thủy sản, dược phẩm, dịch vụ hậu cần; du lịch văn hóa, tín ngưỡng. Đô thị động lực phát triển kinh tế của vùng là Bỉm Sơn - Vân Du, định hướng đến năm 2030 thị xã Bỉm Sơn sẽ hình thành đô thị loại II. Định hướng phát triển đô thị theo hai trục phát triển chính song song Quốc lộ 217B nối với đường Hồ Chí Minh đến đường ven biển và đô thị hạt nhân là thị xã Bỉm Sơn, có tính đến việc mở rộng thị xã Bỉm Sơn để đạt các tiêu chí thành phố trực thuộc tỉnh trước năm 2025. Vùng phía Đông Nam, gồm đô thị thuộc các huyện Tĩnh Gia, Nông Cống, Như Thanh và Như Xuân. Đây là khu vực kết nối giữa hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An, nằm trong vùng kinh tế Nam Thanh – Bắc Nghệ. Động lực chủ yếu phát triển đô thị: Cảng biển và công nghiệp (lọc hóa dầu, vật liệu xây dựng, luyện kim, năng lượng) dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp... và động lực phát triển là Khu Kinh tế Nghi Sơn. Toàn bộ huyện Tĩnh Gia và một phần huyện Nông Cống đến năm 2020 nâng cấp thành thị xã, đến năm 2035 dự kiến phát triển lên đô thị loại I, trung tâm tổng hợp cấp vùng liên tỉnh Nam Thanh - Bắc Nghệ và là một đô thị động lực quan trọng nằm ở vị trí cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thanh Hóa. Vùng miền núi phía Tây, gồm đô thị thuộc các huyện miền núi Thường Xuân, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Lang Chánh, Quan Hóa, Bá Thước, Quan Sơn, Mường Lát. Động lực chủ yếu phát triển đô thị là vùng nguyên liệu cây công nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, có nhiều tiềm năng về khai khoáng, năng lượng... và là điều kiện để phát triển công nghiệp (chế biến nông sản, thực phẩm, khai thác khoáng sản, thủy điện), hình thành các du lịch (sinh thái, văn hóa). Đô thị trung tâm vùng miền núi phía Tây tại huyện Ngọc Lặc, dự kiến là đô thị loại IV vào năm 2030, sau năm 2035 phát triển thành đô thị loại III. Ngoài ra, hai trung tâm vệ tinh là đô thị Cửa khẩu Na Mèo (Quan Sơn) và đô thị Đồng Tâm (Bá Thước). Đô thị vùng này phân bố theo cự ly phục vụ các tiểu vùng, nằm chủ yếu trên các tuyến Quốc lộ 217, đường tỉnh 15 và đường nối các huyện miền núi phía Tây của tỉnh. Bố trí các đô thị đặc trưng chuyên ngành tại các khu vực cửa khẩu biên giới, khu vực du lịch, khu công nghiệp... Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Thanh Hóa, xây dựng trên cơ sở tăng trưởng kinh tế của tỉnh thực hiện đạt yêu cầu quy hoạch đề ra, các nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu bảo đảm đúng tiến độ, tạo đà phát triển đô thị. Các thủ tục về công nhận, mở rộng, thành lập đô thị được đẩy nhanh, tốc độ đô thị hóa gia tăng tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Ngoài ra, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã gắn với việc mở rộng địa giới hành chính đô thị (các thị trấn hiện có), thành lập đơn vị hành chính đô thị (các phường, thị trấn) nhằm tăng tỷ lệ đô thị hóa. Đối với các thị trấn hiện có, sau khi mở rộng phải tiến hành điều chỉnh quy hoạch, rà soát chất lượng đô thị đối với khu vực mở rộng, nếu chưa đạt chất lượng về tiêu chuẩn đô thị thì phải tập trung đầu tư để từng bước đạt tiêu chuẩn phân loại đô thị, trường hợp đủ điều kiện thì lập đề án công nhận loại đô thị theo quy định.

Bài và ảnh: Xuân Cường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]