(Baothanhhoa.vn) - Hệ thống chợ có vai trò quan trọng trong việc giao thương, trao đổi hàng hóa, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, đối với khu vực miền núi, hoạt động của hệ thống chợ truyền thống mới chỉ dừng ở trao đổi các loại nông sản, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của người dân. Vì vậy, để chợ truyền thống khu vực miền núi phát huy hiệu quả, thực sự trở thành kênh thương mại thúc đẩy kinh tế - xã hội của vùng cần có những giải pháp căn cơ, hiệu quả.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quan tâm đầu tư phát triển hệ thống chợ truyền thống ở khu vực miền núi

Hệ thống chợ có vai trò quan trọng trong việc giao thương, trao đổi hàng hóa, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, đối với khu vực miền núi, hoạt động của hệ thống chợ truyền thống mới chỉ dừng ở trao đổi các loại nông sản, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của người dân. Vì vậy, để chợ truyền thống khu vực miền núi phát huy hiệu quả, thực sự trở thành kênh thương mại thúc đẩy kinh tế - xã hội của vùng cần có những giải pháp căn cơ, hiệu quả.

Quan tâm đầu tư phát triển hệ thống chợ truyền thống ở khu vực miền núi

Chợ Chiềng Đông, xã Cẩm Thạch (Cẩm Thủy) sau khi được chuyển đổi mô hình quản lý đã tạo cơ sở kinh doanh cố định cho hơn 100 hộ và hàng trăm hộ kinh doanh không cố định.

Tỉnh ta hiện có 396 chợ, trong đó có 170 chợ thuộc 11 huyện miền núi. Qua thống kê và khảo sát cho thấy, hệ thống chợ tại khu vực miền núi mỏng, hoạt động thưa thớt, cơ sở vật chất xuống cấp, đa phần các chợ chỉ họp vào buổi sáng (hoặc buổi chiều), mỗi phiên chỉ diễn ra trong vài giờ, chủ yếu là các hộ nông dân địa phương với các mặt hàng nông sản tự sản xuất đem đi bán, nên sản phẩm còn nghèo nàn, mang tính vùng miền. Nguyên nhân do chưa có nguồn kinh phí đầu tư cải tạo, nâng cấp. Do đó, chính quyền các địa phương đã và đang thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiều giải pháp nhằm nâng cấp, cải tạo hệ thống chợ truyền thống.

Huyện Cẩm Thủy hiện có 13 chợ đang hoạt động, trong đó có 3 chợ được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn Chương trình 135 là chợ Cẩm Quý, Cẩm Châu và chợ Vạc xã Cẩm Thành; 1 chợ được đầu tư bằng nguồn vốn cộng đồng (chợ Cẩm Tâm) và 9 chợ được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách xã, thị trấn. Hiện nay, hầu hết các công trình hạ tầng tại các khu chợ đều xuống cấp, hư hỏng. Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thương mại tại các chợ, thực hiện chủ trương của UBND tỉnh về chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác, kinh doanh các chợ, UBND huyện Cẩm Thủy đã tích cực huy động các tổ chức, cá nhân đầu tư vốn, thực hiện tiếp nhận, cải tạo và khai thác 7 chợ, như: Chợ Cẩm Tân, Cẩm Tú, Cẩm Vân, Chiềng Đông xã Cẩm Thạch, chợ Cẩm Ngọc... Đến thăm chợ Chiềng Đông mới thấy sự thay đổi về hệ thống hạ tầng kỹ thuật khi được doanh nghiệp tiếp nhận, cải tạo và quản lý kinh doanh. Được biết, năm 2016, chợ Chiềng Đông được Công ty TNHH Hoàng Tuấn tiếp quản đầu tư. Từ một chợ cũ, sập xệ, lều lán bằng tre nứa, đến nay cơ sở hạ tầng đã khang trang rộng rãi được đầu tư đồng bộ bảo đảm các yêu cầu phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường. Khu chợ mới có tổng diện tích hơn 7.000 m2; trong đó, diện tích nhà chợ là 4.500m2, với tổng mức đầu tư 5,6 tỷ đồng, bảo đảm cho hơn 100 hộ kinh doanh cố định và hàng trăm hộ kinh doanh không cố định, đáp ứng nhu cầu trao đổi, mua sắm của người dân địa phương. Theo đánh giá của Phòng Kinh tế hạ tầng, UBND huyện Cẩm Thủy: Mặc dù công tác chuyển đổi quản lý chợ trên địa bàn đã đạt được những kết quả bước đầu, song hiện vẫn gặp nhiều khó khăn, như: Hầu hết đều là chợ dân sinh hạng III nên vốn đầu tư cải tạo lớn, trong khi khả năng thu hồi vốn lâu vì vậy việc tìm kiếm nhà đầu tư không dễ.! Bên cạnh đó, mặc dù tỉnh đã ban hành những cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển hạ tầng thương mại cho khu vực miền núi nhưng việc thực hiện các thủ tục hành chính còn rườm rà khiến doanh nghiệp đầu tư các chợ truyền thống phải chờ đợi khá lâu.

Để phát huy hiệu quả hoạt động của hệ thống chợ truyền thống tại khu vực miền núi, một yêu cầu có tính quyết định chính là phải thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác chợ theo chủ trương UBND tỉnh đã ban hành tại Quyết định 4508/2012/QĐ-UBND ngày 28-12-2012 và Quyết định 08/QĐ-UBND ngày 19-3-2018. Thực tế, UBND các huyện miền núi của tỉnh đã và đang thực hiện xã hội hóa các chợ truyền thống. Song để công tác này đạt được hiệu quả, Nhà nước cần có thêm những chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư xây dựng chợ ở khu vực miền núi. Ngoài ra, để phát huy hiệu quả đầu tư chợ, chính quyền các huyện, xã, thị trấn ở khu vực miền núi cần có những báo cáo khảo sát vị trí địa điểm, quy mô xây dựng chợ sao cho phù hợp với dân số, tập quán sinh hoạt của người dân địa phương.

Bài và ảnh: Lê Thanh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]