(Baothanhhoa.vn) - Căn cứ tình hình thực tế và yêu cầu công tác phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản, UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2020. Mục đích nhằm chủ  động ngăn chặn, phòng, chống hiệu quả các loại dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh, giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, bảo vệ sức khỏe người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. UBND tỉnh cũng yêu cầu các sở, ngành, các địa phương, đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Thú y và văn bản hướng dẫn thi hành luật, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản. Tổ chức thực hiện phải có chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở và huy động được toàn dân tích cực tham gia thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Chuẩn bị đầy đủ nhân lực, trang thiết bị cần thiết cho

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2020

Căn cứ tình hình thực tế và yêu cầu công tác phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản, UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2020. Mục đích nhằm chủ động ngăn chặn, phòng, chống hiệu quả các loại dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh, giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, bảo vệ sức khỏe người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. UBND tỉnh cũng yêu cầu các sở, ngành, các địa phương, đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Thú y và văn bản hướng dẫn thi hành luật, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản. Tổ chức thực hiện phải có chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở và huy động được toàn dân tích cực tham gia thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Chuẩn bị đầy đủ nhân lực, trang thiết bị cần thiết cho công tác phòng, chống dịch bệnh, tổ chức giám sát, phát hiện sớm, chính xác, kịp thời tình hình dịch bệnh, sẵn sàng ứng phó kịp thời khi dịch bệnh xảy ra.

Phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2020

Vùng nuôi tôm công nghiệp tại xã Hoằng Yến (Hoằng Hóa).

Đồng thời, để thực hiện có hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2020, tổ chức thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng về nguy cơ, tác hại và các giải pháp phòng chống, dịch bệnh động vật thủy sản. Thực hiện tuyên truyền thường xuyên trên Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Thanh Hóa, Báo Văn hóa và Đời sống; hệ thống đài phát thanh xã, phường, thị trấn để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, người dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cân bộ thú y từ tỉnh đến cơ sở, lực lượng tham gia công tác phòng, chống dịch, nhất là tuyến cơ sở, chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản, bảo đảm đáp ứng được yêu cầu công tác phòng, chống dịch.

Tổ chức công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn toàn tỉnh theo Thông tư số 04/TT-BNNPTNT ngày 10-5-2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; hướng dẫn của Cục Thú y về giám sát, điều hành và ứng phó với dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ. Việc giám sát dịch bệnh trên nuôi tôm nước lợ, định kỳ thu mẫu bệnh phẩm để phát triển sự lưu hành của virus bệnh đốm trắng, hội chứng gan tụy cấp trên tôm nuôi, trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng nuôi tại 7 xã của 5 huyện vùng triều. Thời gian lấy mẫu trong 5 tháng nuôi (từ tháng 4 đến tháng 8 - 2020), tần suất lấy mẫu 2 tháng/lần. Tổng số lượng mẫu giám sát 15 mẫu/xã/lần x 2 lần/tháng x 5 tháng x 7 xã = 1.050 mẫu (1 mẫu xét nghiệm 2 chỉ tiêu). Giám sát dịch bệnh trên ngao, định kỳ thu mẫu bệnh phẩm để phát hiện sự lưu hành của ký sinh trùng Perkinnus gây bệnh cho ngao nuôi tại 5 huyện: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương và Tĩnh Gia. Thời gian lấy mẫu trong 9 tháng nuôi ngao (từ tháng 3 đến 11-2020). Tần suất lấy mẫu 1 lần/tháng. Tổng số lượng mẫu giám sát 25 mẫu/huyện/lần x 1 lần/tháng x 9 tháng x 5 huyện = 1.125 mẫu. Quan trắc môi trường tại các vùng nuôi tôm, thời gian lấy mẫu trong 5 tháng (từ tháng 4 đến tháng 8 – 2020). Tần suất lấy mẫu 2 lần/tháng. Tổng số lượng mẫu giám sát 25 mẫu/xã/lần x 2 lần/tháng x 5 tháng x 7 xã= 1.750 mẫu. Quan trắc môi trường tai các vùng (bãi) nuôi ngao, thời gian lấy mẫu trong 9 tháng (từ tháng 3 đến tháng 11-2020). Tần suất lấy mẫu 1 lần/tháng. Tổng số lượng mẫu giám sát 25 mẫu/xã/lần x 1 lần/tháng x 9 tháng x 5 huyện = 1.125 mẫu. Khi có hiện tượng thủy sản chết bất thường, tiến hành thu mẫu bệnh phẩm mẫu nước, mẫu bùn để chuẩn đoán xét nghiệm, quan trắc môi trường, xác định nguyên nhân gây bệnh và có hướng xử lý phù hợp; đồng thời, thực hiện đầy đủ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

Tin và ảnh: Xuân Hùng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]