(Baothanhhoa.vn) - Vụ chiêm xuân 2019, Nông Cống là huyện có diện tích sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP lớn nhất tỉnh với 100 ha. Đây cũng là địa phương duy nhất xây dựng được 2 vùng sản xuất lúa tập trung theo phương pháp “sản xuất sạch” này.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển vùng sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Nông Cống

Vụ chiêm xuân 2019, Nông Cống là huyện có diện tích sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP lớn nhất tỉnh với 100 ha. Đây cũng là địa phương duy nhất xây dựng được 2 vùng sản xuất lúa tập trung theo phương pháp “sản xuất sạch” này.

Phát triển vùng sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Nông Cống

Cánh đồng lúa canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Tượng Văn vụ chiêm xuân 2019.

Những ngày trung tuần tháng 5-2019, 306 hộ nông dân của xã Tượng Văn được tham gia sản xuất lúa tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP đã hồ hởi ra đồng thu hoạch lúa. Tuy là vụ đầu tiên được triển khai theo mô hình mới, vừa làm vừa học tập kỹ thuật, song lúa lại cho năng suất cao nhất trong gần chục năm qua tại địa phương. Ông Lâm Xuân La, giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp xã Tượng Văn, cho biết: Mô hình trồng lúa VietGAP tuy mới triển khai nhưng bà con bắt nhịp nhanh, lại gặp thời tiết thuận lợi nên năng suất đạt khoảng từ 7,6 đến 8 tấn/ha. Doanh nghiệp liên kết đã ký cam kết thu mua 100% lúa thương phẩm cho bà con. Với giá lúa hiện tại, người trồng lúa trong mô hình sẽ có thu nhập 6.000 đồng/kg lúa, yên tâm vấn đề đầu ra.

Được biết, ngay từ đầu vụ chiêm xuân 2019, HTX dịch vụ nông nghiệp xã Tượng Văn đã đấu mối với Công ty TNHH An Thành Phong ở TP Thanh Hóa, hợp tác sản xuất vùng lúa thâm canh theo tiêu chuẩn VietGAP này. Sau khi vận động, các hộ nông dân có ruộng tại cánh đồng Thương thuộc thôn Trí Phú của xã đã đồng ý góp ruộng tham gia mô hình. HTX đứng ra làm cầu nối, doanh nghiệp liên kết hỗ trợ kỹ thuật, nông dân làm chủ thể tham gia. Cả cánh đồng rộng 50 ha nhưng chỉ được chọn 2 giống lúa, trong đó 42 ha gieo trồng giống Thái Xuyên 111 và 8 ha giống lúa NA6. Việc tất cả các ruộng đều được gieo trồng một giống lúa dẫn đến lúa sinh trưởng cùng thời điểm nên thụ phấn hiệu quả hơn, các khâu chăm sóc đều đồng nhất về thời gian. Hầu như tất cả các khâu canh tác trong mô hình đều được triển khai bằng cơ giới hóa, giảm đáng kể sức người, hạ giá thành sản xuất. Qua thực tế đã chứng minh, lúa trong mô hình này có năng suất cao hơn 10% các vùng lúa canh tác truyền thống xung quanh. Canh tác đúng quy trình, người nông dân giảm thêm được tiền đầu tư mua thuốc bảo vệ thực vật, mà cụ thể vụ vừa qua, những ruộng trong mô hình không phải phun thuốc trừ sâu lần nào.

Tương tự, tại xã Trường Sơn cùng huyện cũng phát triển mô hình lúa VietGAP 50 ha. Để kích cầu phát triển các mô hình sản xuất theo hướng mới này, huyện Nông Cống đã hỗ trợ kinh phí cho công tác tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật. Ngoài hỗ trợ một phần tiền mua giống, nông dân còn được hỗ trợ để phát triển mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong quá trình làm đất, cấy, thu hoạch. Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Nông Cống, cho biết: Đồng hành cùng người nông dân, huyện có chính sách hỗ trợ mỗi xã có mô hình 200 triệu đồng để tập huấn, xây dựng mô hình, chuyển giao kỹ thuật, đánh giá chất lượng.

Thời điểm lúa chuẩn bị thu hoạch, đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đến kiểm tra, đánh giá cao việc tổ chức sản xuất cũng như sự phối hợp “3 nhà”: Nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà nông. “Từ hiệu quả của 2 mô hình đầu tiên, huyện xác định đến năm 2020 sẽ nâng diện tích vùng lúa VietGAP từ 100 lên 200 ha. Trong những năm tiếp theo, huyện tiếp tục phát triển diện tích liên kết sản xuất này lên 1.000 ha” – ông Nguyễn Văn Tuấn khẳng định.

Bài và ảnh: Lê Đồng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]