(Baothanhhoa.vn) - Đến đầu tháng 11–2019, tất cả các xã trên địa bàn huyện Nga Sơn đã được công nhận hoặc được thẩm định, chờ quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Nga Sơn đang nỗ lực để được công nhận “huyện nông thôn mới” vào đầu năm 2020.    

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển tiêu chí sản xuất bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Nga Sơn

Phát triển tiêu chí sản xuất bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Nga Sơn

Mô hình nuôi tôm trong bể theo hướng công nghệ cao tại xã Nga Tân (Nga Sơn) cho hiệu quả vượt trội nuôi tôm truyền thống.

Đến đầu tháng 11–2019, tất cả các xã trên địa bàn huyện Nga Sơn đã được công nhận hoặc được thẩm định, chờ quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Nga Sơn đang nỗ lực để được công nhận “huyện nông thôn mới” vào đầu năm 2020.

Từ thời điểm gần 10 năm trước, ngay từ khi bắt tay xây dựng nông thôn mới (XDNTM), huyện Nga Sơn đã xác định xây dựng, phát triển các mô hình sản xuất có ý nghĩa sống còn cho chương trình lớn này. Vì vậy, cùng với các cơ chế khuyến khích sản xuất của Trung ương và tỉnh, huyện Nga Sơn đã chủ động ban hành nhiều cơ chế hỗ trợ, phù hợp với thực tiễn địa phương để kích cầu phát triển sản xuất. Đầu tiên là hạ tầng sản xuất nông nghiệp, huyện hỗ trợ nhân dân các xã phát triển các trang trại nuôi lợn và gà công nghiệp, quy mô lớn ra các khu đồng tập trung. Những khu đồng cho năng suất cây trồng thấp, thậm chí bỏ hoang tại xã Nga Thành đã biến thành những trang trại tập trung hiệu quả kinh tế. Tiếp theo thành công của xã Nga Thành, phong trào phát triển trang trại được phát triển mạnh mẽ ra toàn huyện, nâng cao được hiệu quả trong sử dụng quỹ đất. Được kích cầu xi măng và vốn từ huyện, các xã có động lực trong phát triển hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng, tạo điều kiện thuận lợi và đáp ứng yêu cầu mới cho sản xuất nông nghiệp. Nghề cói cũng dần vực dậy nhờ chính sách hỗ trợ cải tạo đồng cói, phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp từ sản phẩm cói, xuất khẩu cói nguyên liệu... của huyện. Các mô hình nhà lưới, sản xuất rau an toàn, triển khai đệm lót sinh học trong chăn nuôi... ngày càng phát triển.

Thống kê từ Ban Chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM huyện Nga Sơn, giai đoạn 2012–2019, đã có hơn 7,4 tỷ đồng từ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ cho các mô hình sản xuất, phát triển ngành nghề nông thôn. Cùng với đó, nhân dân trên địa bàn huyện cũng đóng góp hơn 30 tỷ đồng, huyện huy động hơn 10,7 tỷ đồng từ các nguồn khác để xây dựng và phát triển 73 mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả kinh tế. Những chương trình cải tạo đàn dê, trồng nấm, nuôi thỏ, đều mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ những cánh đồng mẫu lớn đến các khu ruộng chuyên canh khoai tây, bí xanh, dưa chuột xuất khẩu, đều góp phần nâng cao giá trị sản xuất trong nông nghiệp. Những mô hình sản xuất ở huyện đồng bằng này đã và đang hướng đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, như các mô hình sản xuất trong nhà lưới, trồng rau an toàn, mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong trồng lúa... Tại các xã vùng biển như Nga Tân, Nga Thủy, Nga Tiến..., ngoài mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, hình thức nuôi với nhiều mô hình nuôi tôm công nghiệp, nuôi thủy sản trong bể xi măng có mái che theo hướng hiện đại.

Đến thời điểm hiện tại, vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao của huyện đã được triển khai ở 12 xã với tổng diện tích 1.800 ha. Diện tích khoai tây theo hướng liên kết – tiêu thụ sản phẩm, đạt hơn 300 ha mỗi năm, cho năng suất trung bình 18,2 tấn/ha, thu nhập hơn 120 triệu đồng/ha/vụ. Diện tích chuyên canh dưa hấu ngày càng mở rộng năm 2018. Với Nga Sơn, dưa hấu hiện được coi là cây trồng lợi nhuận cao, với năng suất gần 30 tấn/ha/vụ, cho thu nhập tới 250 triệu đồng/ha/vụ; mỗi năm có thể trồng từ 2 đến 4 vụ dưa. Tại các xã Nga Yên và Nga Thành, 2 vùng sản xuất rau an toàn tập trung với tổng diện tích 11 ha, hiện cho thu nhập từ 250 đến 300 triệu đồng/ha/năm. Trên địa bàn huyện hiện có gần 400 máy làm đất, gần 100 máy cấy và máy gặt đập liên hợp, đang góp phần cơ giới hóa khâu sản xuất, nâng cao năng suất trong nông nghiệp. Đến thời điểm hiện tại, giá trị thu nhập trên mỗi héc–ta canh tác của huyện đã đạt hơn 130 triệu đồng/năm (năm 2010 là 65 triệu đồng/ha).

Trong chăn nuôi, gần 1.000 gia trại và trang trại đang phát huy hiệu quả, trong đó có 71 trang trại công nghiệp, quy mô lớn. Tỷ trọng ngành chăn nuôi đã chiếm gần 40% toàn ngành nông nghiệp địa phương. Hơn 1.700 ha nuôi trồng thủy sản đang góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế cho các xã cửa sông, ven biển. Cùng với nông nghiệp, lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ của huyện cũng có nhiều đổi thay tích cực, gắn với XDNTM. Với hơn 300 doanh nghiệp, trong đó có 4 doanh nghiệp FDI, cộng đồng doanh nghiệp ở đây đang tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 9.000 lao động. Mặt khác, 23 làng nghề với sự tham gia của 18 doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp cũng đang thu hút và duy trì nghề cho hơn 15.000 hộ gia đình trong huyện.

Linh Trường


Linh Trường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]