(Baothanhhoa.vn) - Năm 2019 là năm thứ 6 ngành nông nghiệp triển khai thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025” theo Quyết định 889/QĐ-TTg ngày 10-6-2013 của Thủ tướng Chính phủ và là năm thứ 4 thực hiện Nghị quyết số 16/NQ-TU ngày 20-4-2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. Thế nhưng, năm 2019, việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp phát triển theo hướng toàn diện trên địa bàn tỉnh lại gặp nhiều khó khăn, do thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện

Năm 2019 là năm thứ 6 ngành nông nghiệp triển khai thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025” theo Quyết định 889/QĐ-TTg ngày 10-6-2013 của Thủ tướng Chính phủ và là năm thứ 4 thực hiện Nghị quyết số 16/NQ-TU ngày 20-4-2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. Thế nhưng, năm 2019, việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp phát triển theo hướng toàn diện trên địa bàn tỉnh lại gặp nhiều khó khăn, do thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện

Mô hình trồng rau thủy canh trong nhà lưới ứng dụng công nghệ cao tại thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương.

Để vượt qua những khó khăn, thách thức, trong năm qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tập trung thực hiện các nhóm giải pháp kiểm soát dịch bệnh, nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi. Nỗ lực thực hiện các mục tiêu trong phát triển sản xuất, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp. Trong đó, tập trung thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất quy mô lớn, tạo ra sản phẩm an toàn với giá trị cao gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng và phát triển các mô hình liên kết bền vững trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện và bảo đảm hài hòa lợi ích chính đáng của các thành viên tham gia trong mô hình liên kết; chủ động thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp.

Nhờ nỗ lực thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp, nên ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, với giá trị sản xuất đạt 28.199,5 tỷ đồng, tăng 2,27% so với cùng kỳ. Tổng diện tích gieo trồng hàng năm đạt 414.300 ha, sản lượng lương thực có hạt đạt hơn 1,6 triệu tấn, vượt 0,4% kế hoạch và tăng 0,2% so với cùng kỳ. Năm 2019 được đánh giá là năm được mùa trên cả 3 vụ và trên hầu hết các loại cây trồng. Trong đó, năng suất lúa bình quân đạt 58,9 tạ/ha, tăng 1,9% so với cùng kỳ và năng suất ngô cả năm đạt 46 tạ/ha, vượt 1,5% so với kế hoạch, tăng 5,5% so với cùng kỳ. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tiếp tục được quan tâm thực hiện. Tính đến hết năm 2019, toàn tỉnh đã chuyển đổi được 5.973 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn. Các sản phẩm lợi thế tiếp tục được phát triển, như: Lúa thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao đạt 156.240 ha; ngô thâm canh đạt 16.000 ha; rau an toàn 9.480 ha. Đáng chú ý, trong năm 2019, toàn tỉnh có 46.554 ha cây trồng được liên kết bao tiêu sản phẩm thông qua hợp đồng. Cơ cấu vật nuôi chuyển dịch theo hướng phát triển các sản phẩm có giá trị cao, như: Bò sữa, bò thịt chất lượng, lợn hướng nạc, con nuôi đặc sản; phát triển chăn nuôi nông hộ theo hướng an toàn, bền vững, tiếp tục được đẩy mạnh và từng bước phát huy hiệu quả. Phát triển lâm nghiệp đạt được nhiều kết quả tích cực, với diện tích trồng rừng tập trung đạt 10.350 ha, bằng 103,5% kế hoạch; khai thác gỗ đạt 667.200m3, tăng 8% so với cùng kỳ; tỷ lệ che phủ rừng đạt 53,4%, vượt mục tiêu đề ra. Sản xuất thủy sản tăng khá, giá trị sản xuất đạt 5.680 tỷ đồng, tăng 7,2% so với cùng kỳ.

Phát huy những kết quả đạt được, với quyết tâm tạo đột phá, đưa nông nghiệp phát triển theo hướng toàn diện, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục tập trung phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, nâng giá trị gia tăng và phát triển bền vững, khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch theo hướng hữu cơ. Xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh hàng hóa chất lượng cao, quy mô lớn đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm; nhân rộng mô hình liên kết “4 nhà” trong sản xuất nông nghiệp. Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh liên kết giữa doanh nghiệp, HTX và kinh tế hộ để phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm chăn nuôi; chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng gia cầm và gia súc lớn, tạo sản phẩm an toàn; gia tăng xuất khẩu một số sản phẩm chăn nuôi có tiềm năng. Đẩy nhanh thực hiện các dự án chăn nuôi, sản xuất thức ăn, chế biến nông sản để sớm hoàn thành đi vào hoạt động.

Bài và ảnh: Hương Thơm


Bài Và Ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]