(Baothanhhoa.vn) - Từ năm 2016 đến hết tháng 10-2018, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân toàn ngành nông nghiệp ước đạt 0,3%/năm. Năng suất bình quân của các loại cây lương thực tăng từ 1 đến 2,5 tạ/ha/vụ. Diện tích lúa thâm canh, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao ước đạt 136.258 ha, tăng 12.438 ha so với năm 2015...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng

Từ năm 2016 đến hết tháng 10-2018, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân toàn ngành nông nghiệp ước đạt 0,3%/năm. Năng suất bình quân của các loại cây lương thực tăng từ 1 đến 2,5 tạ/ha/vụ. Diện tích lúa thâm canh, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao ước đạt 136.258 ha, tăng 12.438 ha so với năm 2015...

Diện tích trồng cây ăn quả tập trung tại huyện Thạch Thành.

Thực hiện phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và phát triển bền vững, những năm qua ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) và chính quyền các địa phương đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tập trung phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm lợi thế của tỉnh; khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Bên cạnh đó, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất; thực hiện các quy trình kỹ thuật tiên tiến, tạo chuyển biến trong công tác quản lý chất lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Tăng cường công tác dự tính, dự báo, sớm phát hiện các loài sâu bệnh trên cây trồng để có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Trong chăn nuôi, khuyến khích các địa phương chuyển mạnh sang chăn nuôi tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ theo hướng an toàn, bền vững. Cải tạo giống vật nuôi theo hướng tăng tỷ lệ giống tiến bộ kỹ thuật, có năng suất, chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của thị trường; tăng cường quản lý giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và chất cấm trong chăn nuôi...

Tập trung thực hiện các giải pháp nói trên, ngành nông nghiệp tỉnh ta đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Từ năm 2016 đến hết tháng 10-2018, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân toàn ngành nông nghiệp ước đạt 0,3%/năm. Năng suất bình quân của các loại cây lương thực tăng từ 1 đến 2,5 tạ/ha/vụ. Diện tích lúa thâm canh, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao ước đạt 136.258 ha, tăng 12.438 ha so với năm 2015; diện tích ngô thâm canh năng suất, chất lượng cao đạt 12.000 ha, tăng 5.000 ha; rau an toàn tập trung áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt 2.000 ha gieo trồng, tăng 960 ha; mía thâm canh 10.000 ha, tăng 4.500 ha; cây ăn quả tập trung 3.200 ha, tăng 700 ha... Các huyện trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tích tụ, tập trung ruộng đất phát triển sản xuất nông nghiệp, với tổng diện tích 10.089,8 ha. Nhờ diện tích được tích tụ nói trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất; đồng thời, tổ chức lại sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ, nên đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như: Việc tổ chức liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất hạt giống lúa lai F1, giống lúa thuần và lúa thương phẩm tại các huyện Yên Định, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Nông Cống,... đã tăng hiệu quả kinh tế từ 1,2 đến 1,5 lần so với sản xuất thông thường. Tổ chức sản xuất lúa gạo quy mô lớn, chất lượng cao theo chuỗi giá trị của Công ty CP Mía đường Lam Sơn cho hiệu quả kinh tế tăng từ 1,5 đến 1,7 lần; mô hình tích tụ đất để trồng cây ăn quả có múi tại huyện Thọ Xuân cho thu nhập 500 triệu đồng/ha, lợi nhuận 350 triệu đồng/ha...

Sản xuất theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp đã và đang hình thành, đi vào chiều sâu, phát triển rõ nét và bền vững trong tất cả các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Trong chăn nuôi, bước đầu đã hình thành liên kết chuỗi chăn nuôi bò sữa của Công ty TNHH bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa (Vinamilk); Công ty CP Nông sản Phú Gia sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm sạch theo chuỗi; Công ty TNHH Hoa Mai và Công ty CP Súc sản Thanh Hóa chế biến xuất khẩu lợn sữa; Công ty CP Nông sản, thực phẩm Việt Hưng sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm sạch theo chuỗi. Lĩnh vực lâm nghiệp, đã hình thành liên kết giữa người trồng rừng và các cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Các địa phương khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, giải phóng mặt bằng để kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư chế biến lâm sản theo chiều sâu, tạo ra các sản phẩm ván ghép thanh, ván MDF, các sản phẩm chế biến luồng... Tổ chức sản xuất theo chuỗi sản phẩm từ sản xuất cây giống, trồng rừng, thu mua nguyên liệu, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Lĩnh vực thủy sản cũng có những chuyển biến mới, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được áp dụng vào khai thác, bảo quản sản phẩm, như: Hầm bảo quản bằng bọt xốp Polyurethane, lót hầm tàu cá bằng inox,... thiết bị dò cá Sona; ứng dụng hệ thống cơ giới hóa trong khai thác, thu lưới vây, máy thu thả câu. Các sản phẩm lợi thế trong nuôi trồng thủy sản cũng được tập trung mở rộng.

Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, song theo đánh giá của Sở NN&PTNT, chất lượng tăng trưởng nông, lâm, thủy sản chưa cao và chưa bền vững. Việc xây dựng và phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn, truy xuất nguồn gốc sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn. Thiếu sự gắn kết giữa sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ nên hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp chưa cao; sản phẩm có giá trị để trở thành hàng hóa còn ít, phần lớn nông sản đang được tiêu thụ và xuất khẩu ở dạng thô, sơ chế, giá trị gia tăng thấp. Hình thức tổ chức sản xuất mặc dù đã có chuyển biến tích cực, song số HTX, tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả chưa nhiều. Vấn đề liên kết sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị giữa người nông dân với các tổ chức kinh tế, HTX còn chưa nhiều và rộng khắp địa bàn. Bên cạnh đó, nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn vẫn còn thấp so với yêu cầu. Bởi vậy, để phát triển nông nghiệp đạt được mục tiêu đề ra, ông Nguyễn Viết Thái, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, thời gian tới, ngành NN&PTNT sẽ tập trung thực hiện các giải pháp, như: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Khuyến khích tích tụ ruộng đất theo quy định của pháp luật để phát triển sản xuất trồng trọt quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất có hiệu quả kinh tế cao đã triển khai thực hiện thành công tại các huyện Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Yên Định... Phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại tập trung quy mô lớn, hạn chế ô nhiễm môi trường. Tập trung phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản giữa doanh nghiệp - HTX - hộ nông dân. Đổi mới và phát triển các HTX nông nghiệp, phát triển trang trại theo hướng chú trọng tới việc tổ chức để người nông dân sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX, làng nghề xây dựng thương hiệu sản phẩm, xây dựng chỉ dẫn địa lý. Đẩy mạnh chế biến nông, lâm sản và thủy sản bảo đảm vừa nâng cao hiệu quả sản xuất, vừa tiêu thụ kịp thời nông sản cho nông dân.


Bài và ảnh: Tiến Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]