Sau 3 năm thực hiện định hướng phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, toàn tỉnh đã chuyển đổi hơn 23.400 ha đất lúa, mía, lạc, sắn năng suất thấp, kém hiệu quả sang các loại cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao hơn...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển nông nghiệp theo chiều sâu

Sau 3 năm thực hiện định hướng phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, toàn tỉnh đã chuyển đổi hơn 23.400 ha đất lúa, mía, lạc, sắn năng suất thấp, kém hiệu quả sang các loại cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao hơn...

Phát triển nông nghiệp theo chiều sâu

Mô hình trồng hoa cho hiệu quả kinh tế cao tại xã Đông Yên (Đông Sơn). Ảnh: tiến xuân

Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp từ năm 2015, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đã tập trung thực hiện các nội dung tạo sự đột phá về tổ chức sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất; tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, chú trọng thu hút doanh nghiệp đầu tư thực hiện các mô hình liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm.

Các giải pháp được ngành nông nghiệp và các địa phương tập trung thực hiện để phát triển nông nghiệp theo chiều sâu trong thời gian qua, như: Khuyến khích tích tụ ruộng đất theo quy định của pháp luật để phát triển sản xuất trồng trọt quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất có hiệu quả cao thông qua công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thức tổ chức sản xuất. Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao nhanh và đồng bộ các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, ưu tiên ứng dụng công nghệ cao, các giải pháp khoa học công nghệ mới, tiên tiến để phát triển các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của tỉnh. Tập trung cải tạo giống theo hướng tăng tỷ lệ giống tiến bộ, có năng suất, chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Áp dụng cơ giới hóa, thực hiện các quy trình kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Tăng cường sản xuất sản phẩm nông sản an toàn có xác nhận, nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, sản phẩm trong các vùng sản xuất tập trung bảo đảm tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Tập trung đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm nông nghiệp tinh hoa có giá trị kinh tế, giá trị mỹ thuật phục vụ nhu cầu đời sống ngày càng cao của nhân dân trong và ngoài tỉnh, như: Nấm ăn, nấm dược liệu, cây dược liệu, hoa cây cảnh... Đẩy mạnh phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản giữa doanh nghiệp - HTX - hộ nông dân gắn với liên kết “5 nhà” trong sản xuất nông nghiệp, từ đó tạo chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm. Đổi mới và phát triển các HTX nông nghiệp, phát triển trang trại theo hướng chú trọng hơn tới việc tổ chức cho nông dân sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao.

Sau 3 năm thực hiện định hướng phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, toàn tỉnh đã chuyển đổi hơn 23.400 ha đất lúa, mía, lạc, sắn năng suất thấp, kém hiệu quả sang các loại cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Đã hình thành một số vùng nguyên liệu tập trung cho các nhà máy chế biến. Phát triển các sản phẩm lợi thế của tỉnh, nâng giá trị trên 1 ha trồng trọt đạt 80 triệu đồng, tăng 15,9% so với năm 2013. Chăn nuôi chuyển mạnh từ nhỏ lẻ sang tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao với 5 sản phẩm lợi thế là bò sữa; bò thịt, bò chất lượng cao; lợn ngoại hướng nạc, gà lông màu và con nuôi đặc sản. Thu hút được 9 dự án lớn với tổng vốn đầu tư hơn 11.300 tỷ đồng vào chăn nuôi và bước đầu hình thành được chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến, đến kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Hoàn thành quy hoạch 3 loại rừng theo hướng ổn định diện tích rừng đặc dụng, tăng diện tích rừng sản xuất gắn với phát huy chức năng phòng hộ; giá trị trên 1 ha mặt nước đạt 183 triệu đồng, tăng 45% so với năm 2013.

Ông Nguyễn Viết Thái, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: Để phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương thực hiện có hiệu quả các giải pháp về tích tụ ruộng đất, đổi mới quan hệ sản xuất và các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, trước hết là HTX, kinh tế nông hộ để tạo cú hích mới trong phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Đồng thời, tập trung tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp đã, đang và sẽ đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là về đất đai, cơ chế, chính sách. Tiếp tục tăng cường nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp kỹ thuật cao, nhất là công nghệ sản xuất giống, phục tráng giống, nguồn gen quý, hiếm, quy trình sản xuất chế biến để tạo ra sự đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm. Đẩy mạnh huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Bài và ảnh: Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]