(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, nghề nuôi, di ương cá giống ở xã Minh Tâm (Thiệu Hóa) phát triển mạnh, đã trở thành nơi cung cấp cá giống có chất lượng cao cho các vùng nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh. Từ đó, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân ở địa phương và tạo việc làm cho người lao động.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển nghề nuôi cá giống ở xã Minh Tâm

Phát triển nghề nuôi cá giống ở xã Minh Tâm

Mô hình nuôi cá giống mang lại hiệu quả kinh tế cao của gia đình ông Nguyễn Văn Hòa, xã Minh Tâm.

Những năm qua, nghề nuôi, di ương cá giống ở xã Minh Tâm (Thiệu Hóa) phát triển mạnh, đã trở thành nơi cung cấp cá giống có chất lượng cao cho các vùng nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh. Từ đó, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân ở địa phương và tạo việc làm cho người lao động.

Chạy dọc theo con đường xã Minh Tâm (Thiệu Hóa), có hàng chục ao, hồ nuôi cá được người dân kè bờ kiên cố; hoạt động bắt cá, chở cá, bán cá giống nhộn nhịp khắp các bờ ao, ngõ xóm... đã trở thành những hình ảnh đặc trưng của địa phương này. Khi được hỏi về lịch sử nghề nuôi cá giống ở đây, không ai biết chính xác có tự bao giờ, chỉ biết đây là nghề truyền thống của một số tỉnh phía Bắc được người dân địa phương học hỏi. Nhiều gia đình nối nghiệp từ đời ông, cha rồi đến các thế hệ sau này từ đó phát triển. Theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm đến gia đình ông Nguyễn Văn Hòa, thôn Đồng Thanh, là người có thâm niên hơn 20 năm gắn bó với nghề nuôi, ươm cá giống; ông cho biết: Được kế thừa nghề truyền thống của gia đình, trên diện tích hơn 1 ha, tôi xây dựng 15 bể nuôi xi măng, sản xuất các giống cá nước ngọt, như: Cá trắm, cá trôi, cá chép,... Trước đây, gia đình thường nhập cá từ 3-5 ngày tuổi ở các cơ sở giống uy tín về thả xuống ao, nuôi khoảng 1-1,5 tháng, khi cá đạt đủ kích cỡ để nuôi thương phẩm thì bán cho thương lái và các hộ nuôi cá. Về sau, tôi tự gây giống để chủ động cho việc nuôi và bán. Theo kinh nghiệm của ông Hòa, cá giống dễ chết nên quá trình nuôi, di ương, tiêu thụ đều phải có kỹ thuật. Cá giống rất kén môi trường sống nên bể nuôi cần phải cải tạo, vệ sinh theo định kỳ, thường xuyên thay nước và kiểm tra các chỉ số của bể nuôi, như: PH, nhiệt độ, NH3, H2S để điều chỉnh cho phù hợp. Thức ăn của cá giống chủ yếu là bột cám gạo, ngô tự chế biến tại nhà; tuy nhiên phải cho cá ăn đúng giờ, bảo đảm lượng thức ăn vừa đủ. Sau mỗi lứa thu hoạch cá giống cần tháo hết nước trong bể rồi rắc vôi bột khử trùng hoặc các chế phẩm sinh học. Cá giống phải khỏe mạnh, không xây xát, không bị dịch bệnh, bảo đảm tỷ lệ sống cao mới có thể xuất bán. Nhờ sự phong phú, đa dạng về nguồn giống và uy tín về chất lượng, hiện nay, cơ sở nuôi cá giống của ông Hòa không chỉ cung cấp sản phẩm cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh mà còn xuất bán sang nước Lào. Bình quân mỗi năm, gia đình ông cung ứng ra thị trường hàng tấn cá giống nước ngọt, thu nhập gần 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cơ sở cá giống của gia đình ông còn tạo việc làm cho 7 lao động địa phương, thu nhập từ 8 đến 10 triệu đồng/người/tháng.

Được biết, nghề nuôi cá giống ở xã Minh Tâm phát triển nhất từ đầu xuân đến hết mùa thu, mùa đông tạm trầm lắng do tiết trời lạnh giá, việc di ương, nuôi cá không hiệu quả, tỷ lệ hao hụt lớn. Ngoài các loại cá giống chất lượng cao, các cơ sở còn cung cấp ấu trùng cá mới nở để thương lái về nuôi thành cá giống để bán. Hiện nay, trên địa bàn xã có khoảng 20 hộ sản xuất, kinh doanh thường xuyên và hàng trăm hộ kinh doanh thời vụ; hiệu quả kinh tế trung bình hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Đồng thời, các cơ sở đã tạo việc làm cho hơn 200 lao động thường xuyên có thu nhập ổn định. Ông Lê Xuân Lượng, chủ tịch UBND xã, cho biết: “Xác định nuôi cá giống là một nghề truyền thống mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân; thời gian qua, xã Minh Tâm đã đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ người dân nhân rộng mô hình nuôi cá giống, tạo điều kiện cho các hộ nhận thầu đất để đầu tư xây trang trại. Bên cạnh đó, tổ chức các lớp đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cá giống, ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong nuôi trồng gắn với an toàn sinh học và hướng dẫn các biện pháp để phòng bệnh, chăm sóc cá bố mẹ. Áp dụng hình thức nuôi thâm canh xen ghép nhiều đối tượng, tạo sự phong phú, đa dạng về chủng loại. Để khuyến khích nghề nuôi cá giống phát triển có quy mô, bền vững, xã Minh Tâm đã hỗ trợ người dân thành lập HTX nghề cá Minh Tâm, thu hút hơn 20 hộ dân tham gia. HTX thực hiện các khâu, như: Dịch vụ con giống, thức ăn, thuốc phòng dịch, chuyển giao khoa học - kỹ thuật... và là đầu mối thu mua con giống bảo đảm chất lượng của các hộ dân sản xuất tự do và các thành viên HTX để cung cấp ra thị trường với số lượng lớn.

Lê Ngọc


Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]