(Baothanhhoa.vn) - Nhằm nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp và tăng thu nhập cho người lao động, một số HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ta đã tích cực ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất, bước đầu mang lại những kết quả khả quan, tạo tiền đề để nhân rộng, phát triển.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển mô hình HTX ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất

Nhằm nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp và tăng thu nhập cho người lao động, một số HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ta đã tích cực ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất, bước đầu mang lại những kết quả khả quan, tạo tiền đề để nhân rộng, phát triển.

Phát triển mô hình HTX ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất

Diện tích dưa Kim hoàng hậu trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ của HTX dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến (Đông Sơn).

Để thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp, đồng thời đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng, HTX dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến (Đông Sơn) đã mạnh dạn xây dựng nhà màng, nhà kính để sản xuất các loại rau, củ, quả ứng dụng CNC theo tiêu chuẩn VietGAP và tiêu chuẩn hữu cơ. Năm 2015, trên diện tích 1,5 ha nhận thầu của địa phương, HTX đã đầu tư 1.000 m2 nhà kính để luân canh trồng dưa Kim hoàng hậu, dưa chuột, cà chua, rau ăn lá họ cải... Năm 2016, HTX thực hiện đăng ký tiêu chuẩn VietGAP cho sản phẩm rau, củ quả. Hàng năm, đơn vị cung ứng cho thị trường khoảng 120 tấn rau, củ, quả các loại, doanh thu của HTX đạt 11 tỷ đồng, lợi nhuận đạt khoảng 1 tỷ đồng, tạo việc làm cho 15 lao động thường xuyên và 25-30 lao động thời vụ. Từ thành công bước đầu, năm 2017, HTX bắt tay vào dự án xây dựng khu sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn hữu cơ tại thôn Triệu Tiền, xã Đông Tiến. Anh Nguyễn Xuân Thiên, giám đốc HTX, cho biết: Với tổng vốn đầu tư khoảng 6 tỷ đồng, HTX xây dựng 10.000m2 nhà màng và hơn 2.000 m2 nhà lưới trồng rau, củ, quả ứng dụng CNC. Bên cạnh đó, HTX còn xây dựng các khu vực trồng cây ăn quả, nuôi bò, nuôi cá và một số loại con đặc sản như lợn rừng, dê... Đầu năm 2019, việc đầu tư đã cơ bản hoàn thiện và đi vào sản xuất ổn định, cung cấp ra thị trường đa dạng các sản phẩm có tiêu chuẩn chất lượng cao, doanh thu 3 tháng đầu năm 2019 đạt khoảng 4 tỷ đồng. Để “vận hành” khu sản xuất hữu cơ này, HTX đã tuyển dụng đội ngũ lao động có trình độ đại học, tay nghề cao tham gia sản xuất. Đồng thời, HTX cũng đầu tư 3 cửa hàng thực phẩm sạch để giới thiệu, trưng bày sản phẩm tại huyện Đông Sơn và liên kết tiêu thụ với khoảng 10 cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn TP Thanh Hóa.

Hiện trên địa bàn tỉnh có 969 HTX, trong đó có 514 HTX nông nghiệp. Tuy nhiên, số lượng HTX nông nghiệp có ứng dụng CNC vào sản xuất còn thấp và hầu hết phát triển ở quy mô nhỏ. Các lĩnh vực sản xuất của HTX ứng dụng CNC phổ biến là sản xuất rau, quả an toàn, giống cây trồng, hoa, nấm, chăn nuôi gà, lợn, bò sữa, nuôi trồng thủy sản, bảo quản các sản phẩm nông nghiệp. Thực tế sản xuất cho thấy, việc HTX nông nghiệp ứng dụng CNC đã và đang tạo ra những đột phá cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên, theo phân tích của đại diện một số HTX, thì điểm chung của các HTX nông nghiệp ứng dụng CNC là không chỉ thiếu vốn đầu tư, mà quỹ đất dành cho phát triển sản xuất cũng hạn chế nên chưa đạt được hiệu quả kinh tế cao khi ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, các mô hình ứng dụng CNC mới làm từng phần nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ từ đầu tư con giống đến sản xuất, sơ chế, chế biến, thị trường đầu ra sản phẩm... Các HTX cũng chưa nắm bắt được thị trường công nghệ, nhất là thiếu nguồn nhân lực trong quản trị, quản lý điều hành để lựa chọn ứng dụng CNC vào sản xuất.

Ông Đặng Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, nhận định: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh nhiều HTX nông nghiệp bước đầu áp dụng các công nghệ mới như công nghệ NETTAFIM kết hợp tưới nước nhỏ giọt, tưới phun mưa, kết hợp bón phân; ứng dụng thực nghiệm khoa học vào sản xuất nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn VietGAP cho cây rau; sản xuất nông nghiệp không hóa chất trong cây lúa, cây rau, chăn nuôi lợn, gà; đầu tư xây dựng khu nhà màng, nhà lưới để sản xuất rau, quả; xây dựng các nhà sơ chế sản phẩm và kho lạnh bảo quản sản phẩm sau thu hoạch... Tại các huyện Đông Sơn, Thọ Xuân, Yên Định, Nga Sơn... mô hình HTX nông nghiệp ứng dụng CNC đã được hình thành và từng bước phát triển. Từ cơ sở đó, tỉnh ta đã và đang lồng ghép các chương trình, dự án, ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ các HTX. Trong đó, bố trí vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới hàng năm hỗ trợ các HTX nông nghiệp thực hiện dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; đẩy mạnh thực hiện chính sách về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, ứng dụng khoa học và công nghệ mới; hướng dẫn, hỗ trợ các HTX nông nghiệp đăng ký, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho nông sản.

Bên cạnh đó, Chương trình OCCOP-TH và sự ra đời của phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa chính là cơ hội để các HTX xây dựng thương hiệu, thúc đẩy tiêu thụ những sản phẩm nông nghiệp an toàn, bảo đảm chất lượng, hướng tới hình thành mô hình HTX phát triển sản xuất gắn với chuỗi giá trị.

Bài và ảnh: Lê Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]