(Baothanhhoa.vn) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh có khoảng 8.700 ha đất sản xuất nông nghiệp thuộc khu vực trũng thấp, tập trung ở các huyện: Nông Cống, Vĩnh Lộc, Hà Trung, Thọ Xuân. Hầu hết những diện tích này chỉ sản xuất được 1 vụ lúa, nhưng cũng không ăn chắc, nên hiệu quả kinh tế đạt thấp, bình quân thu nhập chỉ đạt khoảng 20 đến 25 triệu đồng/ha/năm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển mô hình cá lúa ở vùng trũng thấp

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh có khoảng 8.700 ha đất sản xuất nông nghiệp thuộc khu vực trũng thấp, tập trung ở các huyện: Nông Cống, Vĩnh Lộc, Hà Trung, Thọ Xuân. Hầu hết những diện tích này chỉ sản xuất được 1 vụ lúa, nhưng cũng không ăn chắc, nên hiệu quả kinh tế đạt thấp, bình quân thu nhập chỉ đạt khoảng 20 đến 25 triệu đồng/ha/năm.

Phát triển mô hình cá lúa ở vùng trũng thấp

Ảnh minh họa.

Không để lãng phí nguồn tài nguyên ở vùng trũng thấp, những năm qua, ngành nông nghiệp và các địa phương, nhất là các huyện có diện tích đất sản xuất nông nghiệp thuộc vùng trũng thấp lớn đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất, như: Đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ công tác tiêu thoát nước; tổ chức cho nhân dân đấu thầu sử dụng đất để đầu tư chuyển đổi sang phát triển kinh tế trang trại tổng hợp, nuôi trồng thủy sản; kết hợp trồng lúa với nuôi thủy sản. Trong đó, giải pháp được các địa phương tập trung thực hiện là mở rộng mô hình kết hợp trồng lúa với nuôi cá. Bởi, giải pháp này không làm thay đổi lớn về kết cấu hiện trạng mặt ruộng, các hộ dân chỉ cần cải tạo khoảng 20% diện tích mặt ruộng, đắp bờ vùng, bờ thửa là có thể tiến hành sản xuất mà không cần nhiều chi phí đầu tư, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều hộ dân. Hơn nữa, mô hình này lại dễ thực hiện, độ rủi ro thấp, thời gian sinh lãi ngắn, nên thu hút được nhiều hộ dân tại các địa phương tham gia.

Nông Cống là huyện có nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp thuộc vùng sâu trũng, chỉ sản xuất được 4 tháng của vụ chiêm xuân, còn lại 8 tháng đành bỏ ruộng không. Để biến khó khăn của vùng sâu trũng thành lợi thế, năm 2012, UBND huyện Nông Cống đã chỉ đạo UBND các xã có diện tích sản xuất nông nghiệp thuộc vùng sâu trũng, như: Thăng Long, Tế Lợi, Trung Chính, Minh Nghĩa... cải tạo mặt ruộng theo tỷ lệ sử dụng 20% diện tích đất mặt ruộng để đào ao, đắp bờ nhằm chuyển đổi diện tích đất sâu trũng trồng 1 vụ lúa, năng suất, hiệu quả kinh tế thấp sang thực hiện mô hình kết hợp trồng lúa và nuôi cá. Theo đó, các xã được chỉ đạo đã thực hiện tích tụ đất đai, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các hộ dân triển khai thực hiện mô hình kết hợp trồng lúa và nuôi cá. Năm đầu tiên thực hiện, toàn huyện đã có hơn 200 ha vùng sâu trũng được chuyển sang nuôi cá kết hợp trồng lúa. Đánh giá từ thực tế sản xuất cho thấy, sau khi thu hoạch, ngoài thu nhập từ cây lúa, 1 ha sản xuất còn cho 2 tấn cá/năm. Tổng giá trị sản xuất đạt từ 70 đến 80 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 3 đến 4 lần so với trước khi chưa thực hiện chuyển đổi.

UBND huyện Nông Cống đã và đang phân công cán bộ khuyến nông về cơ sở tập huấn, hướng dẫn cho bà con nông dân cách thức xây dựng mô hình trang trại nuôi cá lúa, kỹ thuật nuôi cá trong ruộng lúa theo hướng thâm canh, hiệu quả và bền vững. Ngoài ra, huyện còn chỉ đạo các trại giống trên địa bàn sản xuất các loại cá giống truyền thống và di ương cá bột bảo đảm chất lượng, cung ứng đủ các giống cho các hộ dân thả nuôi. Đồng thời, đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi, đường giao thông, đường điện, tạo thuận lợi cho các hộ dân mở rộng quy mô, phát triển sản xuất. Nhờ đó, diện tích trồng lúa kết hợp với nuôi cá trên địa bàn huyện hiện đã được mở rộng lên hơn 300 ha.

Tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc, nhận thấy hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng lúa kết hợp với nuôi cá, nên năm 2017, đã có 20 hộ dân trên địa bàn xã đã quyết định chuyển đổi toàn bộ 60 ha diện tích sản xuất nông nghiệp thuộc vùng trũng thấp trồng 1 vụ lúa sang thực hiện mô hình. Sau chuyển đổi, giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích được nâng lên đáng kể, trung bình 1 ha đạt giá trị từ 70 đến 100 triệu đồng. Theo đánh giá của các hộ dân, mô hình trồng lúa kết hợp với nuôi cá chi phí đầu tư thấp, tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên, trong 1 năm có thể thực hiện trồng và nuôi gối vụ, cho thu hoạch nhiều lứa cá, nhiều hộ thậm chí còn trồng xen canh thêm sen để lấy củ, lấy hạt trong vụ hè thu và tận dụng được một phần diện tích thả nuôi vịt nhằm tăng giá trị kinh tế.

Sự chuyển biến về hiệu quả kinh tế sau khi thực hiện chuyển đổi đã chứng minh việc nhân rộng mô hình trồng lúa kết hợp với nuôi cá là hướng đi đúng đắn. Vì vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang đề nghị, hướng dẫn các địa phương nhân rộng, phát triển mô hình thông qua việc tập trung tích tụ đất đai. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị chuyên ngành trực thuộc sở đẩy mạnh việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật thâm canh cho các hộ dân xây dựng và phát triển mô hình.

Hương Thơm


Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]