(Baothanhhoa.vn) - Tại những địa phương ven biển có nhiều làng nghề, như: Chế biến hải sản, làm nước mắm, đóng tàu thuyền, làm đồ mỹ nghệ từ vỏ ốc...  Các nghề này nếu phát triển đúng hướng, gắn với hoạt động du lịch sẽ góp phần bảo tồn được làng nghề truyền thống và cải thiện thu nhập cho người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển làng nghề gắn với du lịch tại các địa phương ven biển

Tại những địa phương ven biển có nhiều làng nghề, như: Chế biến hải sản, làm nước mắm, đóng tàu thuyền, làm đồ mỹ nghệ từ vỏ ốc... Các nghề này nếu phát triển đúng hướng, gắn với hoạt động du lịch sẽ góp phần bảo tồn được làng nghề truyền thống và cải thiện thu nhập cho người dân.

Phát triển làng nghề gắn với du lịch tại các địa phương ven biển

Sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ từ vỏ sò ở phường Trường Sơn, TP Sầm Sơn.

TP Sầm Sơn hiện có 20 làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Đó là các cơ sở dệt xăm tơ (Quảng Cư), chiếu cói (Quảng Tiến), hàng mỹ nghệ ốc, trai (phường Trường Sơn), nước mắm Tân Hưng (Quảng Tiến)... Sản phẩm của các làng nghề này không chỉ tiêu thụ trong nước, nhiều mặt hàng đã xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới. Đã hơn 20 năm kể từ ngày khởi nghiệp nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sơn mài từ vỏ các loại ốc biển, ông Lê Nhữ Đắc, khu phố Sơn Thủy, phường Trường Sơn, TP Sầm Sơn, đã xây dựng được cơ sở sản xuất quy mô lớn. Từ những vỏ sò, vỏ ốc qua bàn tay tài nghệ của ông Đắc đã đưa ra thị trường phục vụ khách hàng nhiều sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, được khách hàng ưa chuộng, như: Mô hình tàu thuyền, mô hình Hòn Trống mái, đền Độc Cước, bình hoa, đèn ngủ, vòng... Sản phẩm của cơ sở mỹ nghệ của gia đình ông Đắc không những là đầu mối để các hộ kinh doanh mỹ nghệ, các quầy lưu niệm tại các khách sạn trên địa bàn TP Sầm Sơn bán cho khách, mà còn xuất bán cho nhiều khu du lịch khác như Suối cá Cẩm Lương (Cẩm Thủy), Khu Du lịch biển Hải Hòa (Tĩnh Gia), Khu Du lịch sinh thái biển Hải Tiến (Hoằng Hóa) và nhiều tỉnh, thành phố khác như: Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Phòng... Hiện cơ sở sản xuất của gia đình ông Đắc đang tạo việc làm thường xuyên cho hơn 20 lao động với thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng. Mong muốn lớn nhất của cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của gia đình ông Đắc là có được một địa điểm thuận lợi, đủ diện tích để phục vụ sản xuất, trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm.

Đến biển Hải Hòa (Tĩnh Gia) du khách không những được tắm biển và tham quan di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đẹp, mà còn được thăm các làng nghề, ngắm bà con đan lưới, làm nước mắm, mua vài món đồ từ vỏ trai, vỏ ốc làm kỷ niệm rồi thưởng thức món ăn đặc sản địa phương như gỏi cá, mực khô, cua biển, sò huyết, nghêu, ốc. Làng nghề truyền thống chế biến hải sản tại các xã Hải Thanh, Hải Bình, Hải Hòa (Tĩnh Gia) chuyên sản xuất các mặt hàng hải sản khô truyền thống, như: Tôm, mực, cá chỉ vàng, moi và nước mắm các loại được người tiêu dùng cả nước ưa chuộng. Quy trình chế biến hải sản khô tại các địa phương này, phần lớn vẫn là sản xuất thủ công truyền thống; các loại nguyên liệu để chế biến bảo đảm tươi.

Ngoài những giá trị kinh tế mang lại, các nghề truyền thống ven biển còn mang nhiều nét văn hóa về đời sống, sản xuất đặc trưng của dân cư, có thể khai thác phát triển thành chuỗi du lịch sinh thái cộng đồng, đáp ứng nhu cầu đa dạng từ phía du khách. Tuy nhiên, hiện nay các làng nghề truyền thống ở các địa phương ven biển phát triển vẫn mang tính tự phát, mẫu mã, bao bì sản phẩm còn đơn điệu. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu của các làng nghề để mở rộng sản xuất và cùng với ngành du lịch nhằm đẩy mạnh việc quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Vấn đề bảo vệ môi trường cũng chưa được quan tâm đúng mức. Tình trạng thiếu vốn đầu tư đang là khó khăn của một số làng nghề truyền thống. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng tại các làng nghề còn hạn chế. Các làng nghề hiện chưa đủ điều kiện xây dựng thành các trung tâm giới thiệu, trưng bày và bán sản phẩm.

Du lịch làng nghề ven biển có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển. Do chưa được quan tâm, loại hình du lịch làng nghề này vẫn còn ở dạng tiềm năng, manh mún và nhỏ lẻ. Chính vì vậy, các địa phương cần xây dựng và triển khai thực hiện các giải pháp nhằm phát triển du lịch làng nghề ở địa phương ven biển một cách đồng bộ, bền vững và hiệu quả. Qua đó, góp phần đưa du lịch làng nghề trở thành ngành kinh tế hiệu quả, tạo việc làm, cải thiện đời sống cho người dân.

Bài và ảnh: Khánh phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]