(Baothanhhoa.vn) - Chúng tôi đến thăm trang trại tổng hợp của gia đình chị Trần Thị Vân, xã Thọ Tân (Triệu Sơn) vào một ngày nắng gắt. Đón chúng tôi bằng nụ cười rạng rỡ,  khuôn mặt nhễ nhại mồ hôi, chị Vân trải lòng về cơ duyên chọn chăn nuôi, trồng trọt để phát triển kinh tế gia đình:  Năm 2016, khi UBND xã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, gia đình đã mạnh dạn xây dựng trang trại chăn nuôi gà thả đồi.  Đối với gia đình tôi, đây được xem là quyết định khá “táo bạo” bởi thời điểm đó chưa có kinh nghiệm chăn nuôi, số vốn đầu tư hạn chế, nhất là nơi đây xung quanh chỉ toàn đồi núi, sẽ gặp nhiều khó khăn về giao thông và điện.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển kinh tế trang trại tổng hợp

Phát triển kinh tế trang trại tổng hợp

Trang trại tổng hợp của gia đình chị Nguyễn Thị Phượng, xã Cẩm Tú (Cẩm Thủy).

Chúng tôi đến thăm trang trại tổng hợp của gia đình chị Trần Thị Vân, xã Thọ Tân (Triệu Sơn) vào một ngày nắng gắt. Đón chúng tôi bằng nụ cười rạng rỡ, khuôn mặt nhễ nhại mồ hôi, chị Vân trải lòng về cơ duyên chọn chăn nuôi, trồng trọt để phát triển kinh tế gia đình: Năm 2016, khi UBND xã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, gia đình đã mạnh dạn xây dựng trang trại chăn nuôi gà thả đồi. Đối với gia đình tôi, đây được xem là quyết định khá “táo bạo” bởi thời điểm đó chưa có kinh nghiệm chăn nuôi, số vốn đầu tư hạn chế, nhất là nơi đây xung quanh chỉ toàn đồi núi, sẽ gặp nhiều khó khăn về giao thông và điện.

Trên diện tích đồi rộng 3,5 ha, gia đình chị xây dựng 2 khu chuồng trại để phân loại gà qua từng giai đoạn sinh trưởng, sử dụng đệm lót sinh học để xử lý mùi hôi của chất thải, giảm chi phí nhân công, máng nước, máng ăn tự động,... Từ 500 con gà ban đầu, đến nay, đàn gà của gia đình chị đã phát triển lên hơn 6.000 con, mỗi năm nuôi 2 lứa.

Chị Vân cho biết thêm: Mô hình chăn nuôi gà thả vườn không tốn nhiều công chăm sóc, thức ăn chủ yếu là cám, lúa, rau xanh,... mỗi vụ xuất bán đều được thương lái tìm đến trang trại mua. Bình quân mỗi năm, sau khi trừ chi phí, gia đình chị thu lãi gần 400 triệu đồng.

Bên cạnh phát triển có hiệu quả trang trại chăn nuôi gà, nhận thấy tiềm năng đất đai vùng gò đồi phù hợp với các loại cây ăn quả, gia đình chị học hỏi kinh nghiệm trồng cây ăn quả ở các địa phương trong tỉnh và đầu tư gần 200 triệu đồng để trồng các loại cây như bưởi, na, mít,... Hiện tại sau 1 năm chăm sóc, vườn cây ăn quả đang phát triển tốt, hứa hẹn cho hiệu quả kinh tế cao trong những năm tới.

Hưởng ứng phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, trên địa bàn huyện Cẩm Thủy đã xuất hiện nhiều gương nông dân vượt khó, mạnh dạn đầu tư phát triển trang trại đem lại nguồn thu nhập cao. Trang trại tổng hợp của gia đình chị Nguyễn Thị Phượng, xã Cẩm Tú là một điển hình. Dẫn chúng tôi mục sở thị vườn cây ăn quả và khu trang trại chăn nuôi của gia đình, chị Phượng chia sẻ: Trước đây hai vợ chồng tôi mưu sinh với nhiều nghề khác nhau nhưng kinh tế gia đình không ổn định. Tận dụng diện tích đất của gia đình để lại, được UBND xã hỗ trợ về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật, lựa chọn giống tốt,... để sản phẩm đạt năng suất, chất lượng cao; gia đình quyết định vay vốn gần 2 tỷ đồng để đầu tư phát triển kinh tế trang trại. Hiện nay, trang trại chăn nuôi gà của gia đình chị có số lượng đàn 5.000 con và 2.000 con lợn nuôi gia công cho Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam. Thành công bước đầu của trang trại chăn nuôi đã tạo động lực cho chị mở rộng thêm 2 ha để trồng các loại cây ăn quả, như: ổi, bưởi, cam,... Qua thời gian tích lũy kinh nghiệm học hỏi và tích cực tham gia các buổi tập huấn chuyên đề về trồng trọt, chăn nuôi, mô hình trang trại tổng hợp của gia đình chị Phượng đã phát triển hiệu quả và cho thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng, tạo việc làm cho 15 lao động với thu nhập từ 7 đến 9 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, chị còn nhiệt tình giúp đỡ người dân địa phương đến học hỏi kinh nghiệm phát triển mô hình trang trại tổng hợp. Qua đó, cùng nhau phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Để khuyến khích, hỗ trợ và định hướng cho người dân xây dựng và nhân rộng mô hình trang trại tổng hợp, các cấp, các ngành và các địa phương cần phải lựa chọn phát triển kinh tế trang trại, nhất là trang trại tổng hợp phù hợp với từng vùng. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp; hình thành các vùng trang trại tập trung với quy mô phù hợp gắn với bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm tạo điều kiện cho các chủ trang trại yên tâm đầu tư sản xuất. Khuyến khích các hộ dân chuyển nhượng, dồn đổi tạo điều kiện tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi từ đất khác sang phát triển kinh tế trang trại; chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật đưa các giống cây, con có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.

Lê Ngọc


Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]