(Baothanhhoa.vn) - Là xã miền núi còn nhiều khó khăn, để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, những năm gần đây, xã Nam Xuân (Quan Hóa) đã định hướng phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng hiệu quả kinh tế. Đồng thời, tăng cường du nhập, phát triển các mô hình kinh tế mới trên địa bàn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển kinh tế ở xã Nam Xuân

Là xã miền núi còn nhiều khó khăn, để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, những năm gần đây, xã Nam Xuân (Quan Hóa) đã định hướng phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng hiệu quả kinh tế. Đồng thời, tăng cường du nhập, phát triển các mô hình kinh tế mới trên địa bàn.

Phát triển kinh tế ở xã Nam Xuân

Người dân xã Nam Xuân chăm sóc rừng luồng.

Hiện nay, tổng diện tích đất rừng sản xuất trên địa bàn xã Nam Xuân khoảng 2.295 ha. Diện tích này đã được UBND xã giao cho các hộ quản lý, bảo vệ, chăm sóc. Cán bộ phụ trách nông, lâm nghiệp xã Nam Xuân, cho biết: Chủ đạo trong kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn vẫn là trồng luồng, với tổng diện tích khoảng 1.800 ha. Trước kia, do quy trình canh tác, khai thác chưa đúng kỹ thuật nên nhiều diện tích luồng trên địa bàn bị suy thoái, hiệu quả kinh tế thấp. Từ năm 2016 đến nay, cùng với được thụ hưởng chính sách trồng thâm canh, phục tráng rừng luồng, địa phương cũng tích cực tuyên truyền cho nhân dân lợi ích dài lâu của việc chăm sóc, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong khai thác và đã đạt được những chuyển biến tích cực. Hiện nay, tổng diện tích rừng luồng đã được phục tráng trên địa bàn đạt 256 ha. Sau khi phục tráng, rừng luồng tại các thôn, bản đều có hệ số sinh măng cao hơn, cây măng to hơn và ít bị sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng.

Bản Khuông, xã Nam Xuân là địa bàn có nhiều rừng luồng lâu năm. Tuy nhiên, do được chú trọng chăm sóc nên các rừng luồng nơi đây mang lại hiệu quả kinh tế khá ổn định. Tổng diện tích rừng luồng đã được phục tráng tại bản Khuông đến thời điểm này đã lên tới 110 ha. Anh Lò Văn Dựng, một trong những hộ gia đình có rừng luồng phục tráng đạt hiệu quả cao, cho biết: Trước kia, gia đình canh tác và khai thác truyền thống, không biết bón phân, xới đất, dọn cỏ dại cho rừng luồng. Từ năm 2016, được đề án phục tráng rừng luồng hỗ trợ chuyển giao khoa học - kỹ thuật và 2 triệu đồng để mua phân bón phục tráng rừng luồng, gia đình đã kiên trì thực hiện và hiệu quả từ rừng luồng chuyển biến rõ rệt. Có thu nhập từ rừng luồng, anh đầu tư mua thêm con giống, phát triển chăn nuôi. Hiện trang trại của anh đã được mở rộng lên 7 ha; trong đó, có 4 ha rừng luồng, 2 ha trồng lát, keo, nuôi 40 con lợn, trồng 1 ha lúa, thu nhập bình quân gia đình anh đạt 100 triệu đồng/năm.

Nhờ quan tâm và thực hiện tốt chính sách phát triển rừng luồng, sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn những năm gần đây phát triển khá. Năm 2019, tổng sản lượng khai thác luồng ước đạt 100.000 tấn, tăng 20,5% so với cùng kỳ. Hiện nay, bà con đang tích cực chăm sóc, tu bổ diện tích rừng luồng phục tráng mới.

Bên cạnh kinh tế lâm nghiệp, xã Nam Xuân cũng chú trọng khai thác, phát triển các mô hình kinh tế dựa trên tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Trên địa bàn hiện đã phát triển được mô hình vườn cam lòng vàng tại bản Bút với diện tích 2 ha, với 13 hộ tham gia. Từ đầu năm nay bắt đầu cho thu hoạch, với sản lượng ước tính khoảng 3 tấn. Ngoài ra, một số mô hình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cũng đang được nhân rộng, như: Mô hình nuôi lợn Móng Cái sinh sản, mô hình nuôi cá lăng đen tại bản Bút...

Theo ông Ngân Hồng Quân, Chủ tịch UBND xã Nam Xuân, những năm gần đây, tốc độ tăng giá trị sản xuất trên địa bàn duy trì ổn định từ 18 - 20%. Nhờ thực hiện tốt đề án trồng thâm canh, phục tráng rừng luồng, nhiều người dân đã thoát nghèo. Cùng với việc du nhập, phát triển các mô hình kinh tế trong trồng trọt, chăn nuôi, phát triển hoạt động dịch vụ khai thác, chế biến lâm sản, kinh tế trên địa bàn tiếp tục duy trì ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tới đây, xã sẽ tiếp tục hỗ trợ người dân chăm sóc, trồng luồng, xem cây luồng là cây chủ đạo trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phương; đồng thời, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi; xã cũng sẽ sớm xây dựng đề án phát triển du lịch cộng đồng tại bản Bút, nhằm kết hợp phát triển du lịch gắn với tiêu thụ các nông sản tại đây.

Bài và ảnh: Tùng Lâm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]