(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, huyện Như Thanh thực hiện nhiều giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế đồi rừng, giúp cho nhiều hộ gia đình không những thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển kinh tế đồi rừng ở huyện Như Thanh

Những năm qua, huyện Như Thanh thực hiện nhiều giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế đồi rừng, giúp cho nhiều hộ gia đình không những thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Phát triển kinh tế đồi rừng ở huyện Như Thanh

Mô hình kinh tế trồng đào kết hợp nuôi thỏ của anh Lê Xuân Dũng, xã Hải Long mang lại hiệu quả cao.

Có thể thấy, phát triển kinh tế đồi rừng ở huyện Như Thanh ngày càng được người dân quan tâm. Nhiều mô hình sản xuất nông - lâm kết hợp cho hiệu quả kinh tế cao xuất hiện ngày càng nhiều, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Điển hình như gia đình anh Phạm Huy Tấn, thôn 5, xã Xuân Du với mô hình trang trại tổng hợp chăn nuôi gà Đông Tảo kết hợp trồng bưởi Diễn, cam cảnh, quýt cảnh, đào thế đã mang lại thu nhập 300 triệu đồng/năm. Hay như gia đình Lê Xuân Dũng, thôn Cầu Đất, xã Hải Long: Vốn là hộ nghèo của xã, sau khi được Nhà nước hỗ trợ vốn, kỹ thuật, anh Dũng đã đầu tư xây dựng trang trại nuôi thỏ Newzealand sinh sản và thương phẩm kết hợp trồng đào cảnh cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Đến nay, gia đình anh không những thoát nghèo mà vươn lên trở thành gương điển hình trong phát triển kinh tế của xã Hải Long...

Theo số liệu của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Như Thanh, trên địa bàn huyện hiện nay có nhiều mô hình kinh tế đồi rừng đạt từ 100 đến 300 triệu đồng/năm. Để đạt kết quả trên, huyện Như Thanh đã thực hiện nhiều giải pháp, trong đó thực hiện cơ chế khuyến khích nhân dân chuyển đổi từ trồng rừng truyền thống sang trồng rừng kinh tế theo hướng thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa các loại cây trồng, vật nuôi, có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Cùng với đó, huyện cũng chỉ đạo các phòng chuyên môn, các xã, thị trấn xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án phát triển kinh tế phù hợp để hướng dẫn người dân thực hiện; lồng ghép các chương trình khuyến nông để hỗ trợ cây, con giống, vật tư phục vụ sản xuất từ nguồn ngân sách huyện và chương trình mục tiêu quốc gia; tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển đối với các hộ nông dân; đồng thời tạo điều kiện cho bà con được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi phát triển sản xuất... Với những giải pháp đồng bộ, đến nay, huyện Như Thanh có khoảng 200 trang trại mang lại hiệu quả cao, như: Trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, trang trại tổng hợp, trang trại thủy sản, lâm nghiệp, cây lâu năm... tập trung ở các xã Yên Thọ, Phú Nhuận, Xuân Khang, Xuân Thái, Thanh Tân, Xuân Du... góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 1.500 lao động địa phương. Tổng thu nhập từ kinh tế trang trại mỗi năm đạt trên 20 tỷ đồng, thu nhập của người lao động đạt gần 4 triệu đồng/người/tháng.

Cùng với việc phát triển kinh tế trang trại, huyện Như Thanh đã và đang ưu tiên phát triển rừng gỗ lớn. Trong đó, đẩy mạnh thực hiện Đề án “Phát triển rừng trồng gỗ lớn khoanh nuôi, phục tráng rừng lim xanh tái sinh, giai đoạn 2016-2020, định hướng năm 2030”. Đây được xem là hướng đi đúng và trúng, góp phần khai thác thế mạnh về đất đai, giúp người dân gắn bó với rừng và làm giàu từ rừng. Hiện nay, huyện Như Thanh có trên 400 ha rừng trồng gỗ lớn...

Hiệu quả từ kinh tế đồi rừng đã giúp giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, từ đó làm thay đổi bộ mặt kinh tế địa phương. Thời gian tới, huyện Như Thanh sẽ tiếp tục nhân rộng những mô hình có hiệu quả, đồng thời khuyến khích người dân đưa các loại cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất để công cuộc xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện ngày càng bền vững.

Bài và ảnh: Xuân Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]